Bí ẩn về Ma tộc từng được vua Hùng hết mực trọng dụng

Ma tộc đến nay đã qua 59 đời, lưu giữ được ngọc phả có từ thời các vua Hùng. Đặc biệt, Ma tộc còn có nhiều công lao trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Thùy Nguyễn
15:00 17/11/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tính đến thời điểm hiện tại, Ma tộc là dòng họ duy nhất tại Việt Nam vẫn còn lưu giữ được ngọc phả chứng minh cụ tổ của dòng tộc được sinh ra từ thời Hùng Vương, giúp vua Hùng dựng nước và giữ nước. 

Dòng họ lâu đời nhất Việt Nam

Theo ông Ma Ngọc Bảo - tộc trưởng thứ 77 của dòng họ Ma năm nay đã gần 80 tuổi. Ông chia sẻ cuốn gia phả của dòng họ mình kéo dài cả nghìn năm, nay đã được chuyển thành chữ quốc ngữ.

Được biết, tộc trưởng đầu tiên của dòng họ Ma là ông tổ Ma Khê, qua đời năm 259 TCN hưởng thọ 95 tuổi. Người trẻ nhất trong gia phả là cháu đích tôn của ông Bảo tên Ma Tân Thành, sinh năm 2005, thuộc đời thứ 79. 

Theo ngọc phả nhà họ Ma thì Hùng Vương thứ 18 có 3 đời. Thời Hùng Vương chi thứ 18 đời Hùng Duệ Vương thứ I, bộ tộc người Tày họ Ma sinh sống dưới chân núi Đọi Đèn (huyện Cẩm Khê) do Ma Khê là tộc trưởng đã triệu tập binh mã, giúp Hùng Vương đánh thắng giặc, giữ yên bờ cõi cho nước Văn Lang.

bi-an-ve-ma-toc-tung-duoc-vua-hung-het-muc-trong-dung-1
Ông Ma Ngọc Bảo

Sau khi lập được chiến công, Hùng Duệ Vương phong Ma Khê làm Đại tướng quân trấn giữ phía Tây thành Phong Châu. Đến đời Hùng Duệ Vương thứ II, ông tiếp tục được phong làm Phụ Quốc Ma Vương Đại Thần Đại Tướng Quân, được triệu về kinh đô giúp sức cho vua. Ma Khê có con trai là Ma Xuân, con gái là Huệ Nương. Huệ Nương kết hôn với Bảo Công - Lạc tướng đời Hùng Duệ Vương thứ II còn Ma Xuân cũng là tướng nhà Hùng, sau này sang sông xây thành, gọi là Ma Thành, gọi tránh đi là Thành Mè nằm ở thị xã Phú Thọ ngày nay. 

Đến đời Hùng Duệ Vương thứ III, cuối thời Hùng Vương thứ 18 không có con trai, triều đình lung lay, rối loạn, ngoài thì Thục Phán nhòm ngó. Khi đó, Lạc tướng Bảo Công - con rể Ma Khê định đoạt ngôi nhưng sau đó từ bỏ nhờ được thần báo mộng. Sau khi Thục Phán cướp ngôi sáp nhập Âu Việt với Lạc Việt thành Âu Lạc, rời đô về Cổ Loa.

Cha con Ma Khê, Ma Xuân, Bảo Công trở về đất Hoa Khê, chân núi Đọi Đèn sinh sống. Theo ngọc phả Ma tộc, năm 246 TCN Ma Xuân thay cha làm tộc trưởng, đưa cả tộc từ núi Đọi Đèn sang Ma Thành, mở mang điền ấp, sinh cơ lập nghiệp. Năm 259 TCN, Ma Khê mất tại Thành Mè, hưởng thọ 95 tuổi. Người dân nơi đây lập đền Sở, miếu Mẫu để thờ cụ. Năm 1947, giặc Pháp đã huỷ mất ngôi đền Sở và đình Mè, nay chỉ còn miếu Bà.

bi-an-ve-ma-toc-tung-duoc-vua-hung-het-muc-trong-dung-2

Họ Ma người Tày ở Phú Thọ ngày nay hầu hết đều khai lý lịch là dân tộc Kinh. Tuy nhiên, gia đình tộc trưởng Ma Ngọc Bảo Việt Trì, các em ông như ca sĩ Ma Thị Bích Việt khai lý lịch từ trước là người Tày, ông Bảo và các con khai là người Kinh. Hiện tại, ông Ma Ngọc Bảo được trao truyền cho giữ ngọc phả của Ma Tộc và phả hệ của dòng họ nhà mình.

Truyền thuyết gắn liền với vùng đất Phú Thọ ngày nay

Cụ Ma Văn Thực (1917-2004), thân sinh của ông Bảo, vừa theo Hán học, vừa theo Tây học, được cha là cụ Ma Văn Thị (1878-1950) giao cho giữ tộc phả và hàng năm lo việc cúng tế giỗ chạp tổ tiên. Theo ông Ma Ngọc Bảo, thời chiến tranh các bản gốc của ngọc phả đã bị hủy hoại hoặc thất lạc, cũng may cha ông đã chuyển thành chữ quốc ngữ. Sau này, ông sao ra nhiều bản để gửi cho các chi nhánh dòng họ Ma ở Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang…

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phú Thọ Nguyễn Hữu Nhàn, truyền thuyết về dòng họ Ma gắn liền với đời Hùng Vương thứ 18 và những ngôi đền thờ, tên núi, tên sông nay vẫn còn tại tỉnh Phú Thọ. Đó là đền Kim Giao thờ ông Ma Khê, tại xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê.  

Dựa theo ngọc phả dòng họ Ma, sau đời cụ tổ Ma Khê, họ Ma lui về ẩn dật, làm ruộng. Đến đời thứ 43 thì có một người con của dòng họ là Ma Xuân Trường (930-966) đã đi vào sử sách. Khi đó, nhà Ngô tan rã, đất nước rơi vào tình trạng loạn 12 sứ quân. Phía Bắc được cai quản bởi Kiều Thuận và vị tướng dưới quyền Ma Xuân Trường. 

bi-an-ve-ma-toc-tung-duoc-vua-hung-het-muc-trong-dung-3

Trong cuộc chiến 12 sứ quân, Ma Xuân Trường đã có công giải cứu Kiều Thuận. Khi Ma Xuân Trường đưa họ tộc chạy lên Tuần Quán, Yên Bái thì qua đời tại đây, thọ 36 tuổi. Ngày nay ở Tuần Quán vẫn còn miếu thờ ông.

Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, lấy hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông đã không trị tội Kiều Thuận, mà để an dân, ông còn phong danh hiệu “Trung quân ái quốc”, và ban cho dân lập đền thờ. Nơi đây thờ “Cương nghị đại vương” Kiều Thuận và “Ma tộc thần tướng” Ma Xuân Trường.

Xem thêm: Nhà bác học Lê Quý Đôn: “Túi khôn của thời đại”, người thầy lỗi lạc dám phê phán hiện thực đương thời

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận