Phật dạy tạo nghiệp nhân để thọ quả báo làm người đọa thú

Trong sự đấu tranh sinh tồn, các động vật khi thì biết giúp đỡ lẫn nhau (nhân thiện) khi thì xâu xé lẫn nhau (nhân ác) để tạo thành vô số nghiệp thiện ác lẫn lộn trong cuộc sống, thúc đẩy họ lăn trôi trong luân hồi mãi mãi.

Phật dạy tạo nghiệp nhân để thọ quả báo làm người đọa thú

Trong sự đấu tranh sinh tồn, các động vật khi thì biết giúp đỡ lẫn nhau (nhân thiện) khi thì xâu xé lẫn nhau (nhân ác) để tạo thành vô số nghiệp thiện ác lẫn lộn trong cuộc sống, thúc đẩy họ lăn trôi trong luân hồi mãi mãi.

Thông thường, người nào tội nặng mới bị đọa làm thú. Dưới ánh mắt của con người thì loài thú không có nhiều giá trị. Người ta có thể dùng thú vật để làm thức ăn, để thực hiện các thí nghiệm khoa học...

Mặc dù thời gian gần đây ở các nước tiên tiến có luật bảo vệ thú vật, hoặc có luật bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng thú vật vẫn thuộc một “đẳng cấp” thấp kém so với loài người.

Người phải nai lưng hầu hạ chủ, phải cẩn thận tùy thuận từng ý muốn của chủ một cách sợ sệt, hoặc con vật phải kéo cày, chở nặng chịu roi vọt đều là những hình thức trả nợ đời trước một cách đau khổ. Sở dĩ như vậy vì họ đã thọ những món nợ quá nhiều.

Thế nên bây giờ khi được dâng tặng hậu hĩ, chúng ta hãy coi chừng phải chăng đây là những món nợ khó chịu để dành cho đời sau. Chỉ những tài sản được tạo nên từ công lao của mình bởi cách thức chân chính, dù ít hay nhiều, mới thật là thành quả đền bù của cuộc sống, không phải là nợ dây dưa về sau.

Thông thường, người nào tội nặng mới bị đọa làm thú

Như vậy, Phật dạy kẻ nào tạo những nghiệp bỉ ổi, thấp hèn, mất giá trị, mất nhân phẩm sẽ bị đọa làm thú, và ở thân thú vật này họ bị coi thường khinh rẻ.

Những nghiệp nào được xem là hèn hạ, mất nhân phẩm? Đó là tà dâm, loạn luân, phá vỡ luân thường đạo lý của xã hội loài người. Phật dạy dục vọng không biết kềm chế, không có lý trí hướng dẫn, rõ ràng tương đương với dục vọng của loài thú. Hạnh nghiệp giống với loài thú đưa tác giả đi đến kiếp thú về sau.

Hoặc lòng ích kỷ tột độ biến thành hành vi tranh giành xâu xé đồng loại không thương tiếc cũng rất giống với loài thú. Những người quá ích kỷ chỉ nghĩ đến mình, dùng mọi thủ đoạn hiểm độc để bức hại kẻ khác, dành quyền lợi cho mình. Tư cách này không khác biệt với loài thú chỉ biết sống theo bản năng ích kỷ, tranh giành hành vi giống như thú thì quả báo đọa làm thú là điều không tránh khỏi.

Hoặc có người mỗi khi nóng giận thường chửi mắng kẻ khác là thú vật bằng cách gọi họ là trâu, chó, heo, ngựa... Lời nói ác khẩu này lập đi lập lại nhiều lần suốt đời sẽ đủ sức kết thành quả báo đọa thú ở thân sau. Trong luật Sadi của Phật Giáo Bắc Tông có kể câu chuyện một Sa Di, vì vô tình đã chê bai một vị A La Hán tụng kinh giống như tiếng chó sủa. Do lời nói này, người Sa Di bị đọa làm chó năm trăm đời liên tiếp.

Hoặc có người làm nghề giết thịt như mổ gà vịt, mổ heo bò... Đến khi gần chết họ bỗng trở bệnh kêu la như vịt, như heo và thấy ảo ảnh có vô số thú vật đến cắn xé. Phật dạy chuyển qua kiếp kế tiếp, chắc chắn họ phải đọa làm thú để chịu lại cảnh đau đớn khi bị mổ giết. Nhưng do trong một đời hành nghề, họ đã giết quá nhiều thú vật nên họ phải đọa làm thú liên tiếp nhiều kiếp sau để trả cho hết oan trái ngày xưa.

Nếu người đó đã từng sát sinh thú vật cộng với một nhân cách hèn hạ chắc chắn đời sau họ sẽ đọa làm thú để vừa bị khinh rẻ, vừa bị giết hại trở lại.

Còn nếu người đó chỉ phạm tội sát sinh, nhưng có nhân cách cao cả, độ lượng thương yêu mọi người, kiếp sau họ vẫn trở lại làm người nhưng phải chịu tai nạn thương tật hay chết yểu.

Có người đời trước thọ nhận, nhiều tài vật của người khác một cách bất chính như trộm cắp, giật nợ, hoặc tu sĩ nhận cúng dường nhưng không giới hạnh, cộng với một tư cách đồi bại ích kỷ... Kiếp sau họ sẽ đọa làm các loài lao động nặng như trâu, bò, ngựa, lạc đà... để trả nợ.

Còn nếu họ chỉ mắc nợ tài vật nhưng vẫn giữ được tư cách tốt thì đời sau họ cũng được làm người nhưng vẫn phải lao động quần quật để trả nợ. Sự thụ hưởng tài vật không chân chính luôn luôn để lại những món nợ khó chịu cho đời sau.

Bây giờ khi được dâng tặng hậu hĩ, chúng ta hãy coi chừng phải chăng đây là những món nợ khó chịu để dành cho đời sau.

Có người bị đọa làm thú, trở nên một loài giống bị khinh rẻ bởi vì họ thường xuyên khinh thường mọi người. Đó là sự công bình! Khi chúng ta luôn luôn đánh giá thấp người khác, xem thường người khác tức là chúng ta đã tạo cho mình một quả báo bị khinh rẻ trở lại.

Có nhiều hình thức để bị khinh rẻ. Hoặc người mang bệnh lây nhiễm khó chữa như phong hủi, lở lói hôi hám, hoặc người mang thân phận tù tội, hoặc người kém tiền bạc, kém tài năng, kém nhân cách, hoặc người bị mang tiếng xấu (do sự thực hay bị vu khống).

Nhưng thân thú vẫn là “thân phận” bị xem thường rõ rệt nhất. Vì vậy, tâm tự cao cho mình là hơn, thấy người là kém, nếu quá đáng vẫn có thể đưa đến quả báo đọa làm thú ở mai sau.

Trong các trường hợp khác chúng ta cũng thấy có một vài ngoại lệ. Một số con chó được chủ cưng chìu nuôi nấng còn sướng hơn con người (tất nhiên là người nghèo). Quả báo này do hai nguyên nhân: một, ở thân trước làm người, con chó này có nhiều ân nghĩa với chủ, đã giúp đỡ chủ đắc lực; hai, bên cạnh đó nó gây một số nghiệp bỉ ổi, mất nhân phẩm. Do nghiệp kém nhân cách, nó phải đọa làm chó, và do ân nghĩa lớn lao với chủ, nó được cưng chiều quá đáng.

Đối với thuyết tiến hóa, các nhà sinh vật cho rằng thỉnh thoảng xuất hiện các đột biến về cấu trúc của thú vật khiến cho một vài con có đặc tính hơn hẳn đồng loại. Trong một đàn chó sói, thỉnh thoảng có một vài con thông minh hơn, hiền lành hơn, được con người tuyển chọn để nuôi dưỡng thuần hóa dần dần tạo thành giống chó nhà như hiện nay.

Những con vật khác nhờ có tính chất đột biến này đã thích hợp với sự thay đổi của môi trường Địa cầu trong khi những con khác bị thiên nhiên đào thải. Sự đột biến đó làm cho loài vật tiến hóa dần dần để trở thành loài người. Rồi trong loài người cũng có sự đột biến để cho ra những vĩ nhân nổi bật.

Nhưng con người không tìm thấy tiếp tục rằng với những vĩ nhân đó có thể sản sinh ra một “loài người mới” cao cấp hơn con người hiện tại. Họ chỉ như một vài vì sao đơn độc lóe sáng giữa bầu trời rồi rơi rụng bỏ lại con người với những sự quay cuồng lặn hụp tầm thường như xưa.

Sự sống ban đầu của Địa cầu đã xuất hiện như thế nào vẫn còn là một bí ẩn. Các nhà khoa học tính toán rằng với điều kiện thiên nhiên ban đầu, khả năng xuất hiện một Protéin là một phần hai tỷ, nghĩa là coi như bằng không. Thế nhưng các tế bào đã có mặt càng lúc càng nhiều và phức tạp dần dần.

Nhân Quả ở đây phải giải thích làm sao? Từ một chỗ không có gì, bỗng nhiên có sinh vật xuất hiện, rồi sau đó động vật chính thức ra đời có tâm thức phức tạp, có tạo nghiệp nhân để thọ quả báo. Ai đã làm thành động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ.

Trong sự đấu tranh sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (thiện) khi thì xâu xé lẫn nhau (ác) để tạo thành vô số nghiệp thiện ác lẫn lộn thúc đẩy họ lăn trôi trong luân hồi mãi mãi. Phải chăng nguyên nhân ban đầu là một Thượng Đế có quyền năng đã tạo ra tất cả như một vở bi hài kịch không lối thoát?

Sát sinh và hậu quả của sát sinh theo quan điểm đạo Phật