Trong mười sáu ác pháp, nguy hại nhất chính là ái dục

Đặc tính của dục lạc gồm nghiện, ích kỷ. Sở dĩ xã hội loài người còn tồn tại, phát triển dù con người vẫn sinh hoạt ái dục bởi ngoài ái dục ra con người có vô số đạo lý, luân thường, mục đích sống khác theo đuổi, kìm hãm bớt sự xấu xa ái dục. Chứ buông thả ra lập tức xã hội loạn lạc.

Hoài Lương
08:30 03/08/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dâm tức là dâm dục, nghĩa là giữa nam nữ có tâm ái nhiễm, đắm trước với nhau, tức là tâm tình đối với sắc dục thiên trọng không thể xa lìa nên gọi là dâm sắc, là hoang dâm. 

Cổ thi Trung Quốc có câu: “Nội tác sắc hoang, ngoại tác cầm hoang” (bên trong hoang mê theo sắc dục, bên ngoài làm việc hoang mê theo cầm thú).

Trong Phật pháp, dâm dục gọi là “bất tịnh hạnh”, là do ái dục làm nhiễm ô nội tâm của chính mình, nên gọi là “bất tịnh”; bằng những việc làm phi pháp, giới phẩm thanh tịnh, gọi là “hạnh”, bị nhiễm ô; còn gọi là “phi phạm hạnh”. 

Người tu học Phật pháp phải tu diệu hạnh thanh tịnh, nhưng vì làm việc giao cấu ô uế, bỉ ổi, hư lậu thật đáng hổ thẹn nên gọi là “phi phạm hạnh” vậy. 

Người làm việc phi phạm hạnh, bên trong làm nhơ thể tánh của mình, bên ngoài làm nhơ bẩn tâm địa của người khác. Trong kinh thường nói dâm dục là chánh nhân sanh tử, cội gốc luân hồi. Tại sao vậy? 

phat-day-tan-cung-ai-duc-la-toi-loi-va-kho-dau-01
Ái dục làm nhiễm ô nội tâm của chính mình, nên gọi là “bất tịnh”

Vì cội gốc dâm dục không đoạn trừ vĩnh viễn, không mong gì thoát ly sanh tử luân hồi. Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: “Dâm tâm bất trừ, trần bất khả xuất. Túng hữu đa trí, thiền định hiện tiền, như bất đoạn dâm, tất lạc ma đạo” (tâm dâm dục không đoạn trừ,không dễ gì ra khỏi trần lao. Dù có đa trí thiền định ngay hiện tại, dâm dục không đoạn tuyệt, chắc chắn lạc vào ma đạo). 

Theo kinh Phật dạy trên, chúng ta thấy đối với người tu học Phật pháp, vấn đề dâm dục rất trọng đại. Những ai không muốn lặn ngụp trong bể dục, nổi chìm trong sông ái, cần phải làm thế nào đoạn trừ dâm dục cho kỳ được. Đây là công phu đứng đầu. 

Có người cho rằng quan hệ nam nữ chỉ có song phương đồng ý với nhau, ngoài ra không làm tổn hại đến người khác, không làm não loạn chúng sanh, tại sao lại xem dâm dục quá quan trọng đến như vậy? 

Nên biết, việc dâm dục nếu chưa bị tiêm nhiễm thì thôi, khi đã bị tiêm nhiễm rồi thì bị nó trói cột rất chặt. Chừng ấy muốn thoát ly nó, hoặc muốn cắt đứt dây ái dục, thật không phải đơn giản, nên Đại Trí Độ Luận của tổ Long Thọ dạy: “Dâm dục tuy bất não chúng sanh, hệ phược cố vi đại tội” (dâm dục dù không não hại chúng sanh, nhưng có sức trói cột, nên tội ác rất lớn). 

Tâm dâm dục là vô hạn nhưng sức chịu đựng của cơ thể là hữu hạn. Cơ thể thường phản ứng tiêu cực để phản đối lại cái tâm dâm dục bằng cách phát bệnh như trước khi xui xẻo dính sida thì thế nào trước đó cũng ít nhiều mắc một cái bệnh nhẹ hơn và có thể điều trị khỏi như giang mai, xuất tinh sớm, liệt dương...

phat-day-tan-cung-ai-duc-la-toi-loi-va-kho-dau-02
Chúng ta thấy đối với người tu học Phật pháp, vấn đề dâm dục rất trọng đại

Tuy cơ thể đã cảnh báo nhưng bệnh nhân thường phớt lờ và cố gắng điều trị đối phó rồi lại tiếp tục cuồng si ái dục cho đến khi cơ thể chịu hết nỗi đành phải sụp đỗ hệ miễn dịch (HIV/AIDS). Dĩ nhiên 20%-30% số người bị nhiễm bệnh này là do xui rủi còn lại rất đông đều là do nặng dâm dục mà thành. 

Xưa nay, khoa học cho rằng bệnh tật do tác nhân bênh ngoài xâm lấn nên sinh bệnh điều này là đúng nhưng không đủ lý giải hết nguồn gốc bệnh tật. Nhưng sau này, khoa học sẽ khám phá ra rằng bệnh tật là một chương trình chạy ngầm có sẵn của cơ thể sinh vật sống.

Trong mỗi tế bào sống đều chạy ngậm một hệ chương trình bệnh tật cùng với hệ chương trình lão hóa và tái tạo. Chỉ cần đủ điều kiện, đủ nhân duyên thì chương trình chọn ra một dạng bệnh mà phát lên. 

Người nghiện dâm dục thường rơi vào cảnh thiếu hụt tài sản do đầu óc mất tập trung không đủ ý chí và thông minh để làm ăn. Dễ thất nghiệp vì xin việc khổ sở không ai nhận do nhân tướng tối tâm, không đáng tin. Dễ rơi vào cảnh oan ức, bị tiểu nhân bức hại, dễ gặp tai nạn xui rủi do phúc đức cạn kiệt.

Dễ bốc mùi hôi trên cơ thể hơn người bình thường do rối loạn hormone. Dễ bệnh vặt cảm mạo do thận suy. Dễ đảng trí, ngu dốt do tế bào não bị phá hủy. Dễ xấu tính vì nhiều vọng tưởng dục lạc. Dễ trở nên cô độc vì ích kỷ chỉ lo tìm dục cho bản thân mình.

Dễ rơi vào tâm lý rụt rè, sợ hãi vô cớ nhất là trước Thần Thánh nghiêm minh, trước uy quyền, trước người đức lớn, rất dễ sợ ma và bóng tối do cạn đức. Dễ phạm nhiều sai lầm khác sau đó... 

Ta nói mãi về tác hại của ái dục cũng không hết. Nếu lợi ích của ái dục có thể viết xong trong 10 cuốn sách thì tác hại của nó phải chất đầy 10 thư viện mới hết được. Ta nói một chút về hai cõi giới trong Đạo Phật thể hiện cho hai trạng thái tận cùng của Thanh Tịnh và Ái Dục.

phat-day-tan-cung-ai-duc-la-toi-loi-va-kho-dau-03
Người nghiện dâm dục thường rơi vào cảnh thiếu hụt tài sản do đầu óc mất tập trung không đủ ý chí và thông minh để làm ăn. Chí có cách quán thân bất tịnh để diệt trừ ái dục.

Một là cõi Niết Bàn, cõi thanh tịnh tịch diệt mà Chư Phật cùng Chư Thánh A La Hán chứng ngộ và thể nhập nơi từ bi và trí tuệ là tuyệt đối vượt ngoài sức hiểu của muôn loài.

Hai là Địa Ngục và nhất là nơi khổ nhất của Địa Ngục là Vô Gián Địa Ngục (Sự đau khổ và hành hình là liên tục ngày đêm, liên tục phút giây không dừng) ở nơi đó những phạm nhân vì phạm các tội cực ác ở thế gian như khủng bố, giết cha giết mẹ, phá hòa hợp Tăng, làm thân Phật chảy máu, ô dâm Tăng Ni, giết người không gớm tay, rao truyền tà đạo,... mà phải đọa vào.

Tâm chúng sinh ở đó vừa hoảng sợ, vừa thèm khát dục vọng căng thẳng cực độ nhưng không có nỗi một giây riêng tư để thỏa mãn vì hết sạch phước. Cảm giác đó không có từ ngữ, cái đau mà chúng sinh ở địa ngục phải chịu đựng thì không có đơn vị nào tính đếm cho được. Thân thể vừa bị hành hình cho tan tành rồi nghiệp khôi phục lại nguyên hình thù để bị tra tấn tiếp.

Một ngày phải trãi qua hàng ngàn lần như thế trong vô hạn thời gian mới rửa xong tội ác đã gây tạo. Rồi phải sinh lên làm loài ngạ quỷ yếu ớt, đói khát nhiều chục hay nhiều trăm năm trước khi được vào thai thú. Vào thai thú sinh ra bị xé xác ăn thịt không biết bao nhiêu kiếp nữa mới bắt đầu trở lại vào thế giới con người làm người hạ liệt để trả hàng ngàn món nợ xưa. 

Thôi thì, chúng ta xin chấp tay nguyện cầu cho mọi người đều thương yêu, tôn trọng nhau và nhìn nhau trong tâm từ bi trong sạch mãi mãi.

Lời Phật dạy về đức hạnh giữa mùa dịch

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận