Gặp truyền nhân của người thêu long bào cho vua nhà Nguyễn được chuyên gia UNESCO ví là “báu vật nhân văn sống”

Với cụ được sống với nghề, làm nghề, cống hiến tạo ra cái đẹp. Những điều này, cụ cho rằng đó không chỉ là niềm vui mà còn là niềm tự hào của bản thân.

Hoài Lương
07:47 19/06/2021 Hoài Lương
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đam mê với nghề của gia đình

Nghệ nhân Lê Văn Kinh năm nay gần 90 tuổi, là người duy nhất của nghề thêu ở tại TP. Huế được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian. Ông hiện tại vừa là thợ vừa là chủ của cửa hàng thêu Đức Thành tại số 82 Phan Đăng Lưu, Tp. Huế. Ngoài ra ông cũng là người được xem như "báu vật nhân văn sống" của Huế hiện nay.

Nối tiếp qua nhiều thế hệ, nghệ nhân Lê Văn Kinh đã kế thừa và phát huy truyền thống gia đình, trở thành bậc thầy của nghề thêu tại xứ Huế.

Sinh ra trong một gia đình có ông nội và cụ thân sinh làm nghề thêu, từ bé, đường kim, mũi chỉ đã thấm đẫm vào trong ông, để trót mang lấy nghiệp cho đến bây giờ.

Cụ thân sinh ông là Lê Văn Hỡi từng thêu áo Hoàng bào cho vua Khải Định mặc trong lễ "Tứ tuần đại khánh" (lễ lúc vua 40 tuổi), và thêu "Thất sư khí cầu"(tức 7 con sư tử đùa với quả cầu) dâng vua, thêu khăn phủ trên đôn để lư đồng trước ngai vua.

Từ năm 8 tuổi, cụ Kinh đã theo cha của mình học làm nghề thêu. Ngay từ nhỏ, cụ đã luôn bên cạnh những khung thêu, hàng ngày ra vào nhìn thấy những người thợ làm việc, cụ lấy đó làm thích thú, tò mò và muốn tìm hiểu.

nguoi-nghe-nhan-thoi-hon-vao-buc-tranh-theu 2
Nghệ Nhân Lê Văn Kinh chia sẻ về cuộc đời gắn bó với nghề tranh thêu

Một lần tình cờ cụ mê mẩn với các tác phẩm thêu mà gia đình đang thực hiện, cha cụ thấy con có năng khiếu nên bảo: “Ưng thêu thì tập thêu thử đi”.

Vậy là cụ được giao một bức tranh “Tùng Hạc” để thêu và đó cũng là tác phẩm đầu tay của chú bé Kinh khi đó.

Cha cụ dạy cụ phải tự học cách thêu từ các người thợ sau đó tự nhận xét cách mình làm, tự sửa chữa cái sai và không được hỏi người khác.

Suốt hai năm cần mẫn vừa tự học vừa tự thêu, năm 10 tuổi cụ đã hoàn thành xong bức tranh, tuy còn nhiều khiếm khuyết nhưng đó lại là một tác phẩm khá xuất sắc đối với độ tuổi còn “teen” lúc này của cụ.

Cụ Kinh tâm sự: “Để làm ra một tác phẩm đẹp, người nghệ nhân cần phải thổi vào bức tranh đó một cái hồn cho nó. Vì thế với mỗi tác phẩm được tạo ra, người làm cần xem đó chính là thành quả của một sự đắm mình vào nghệ thuật. Vì chỉ có như vậy mới đặt hết tâm tư, tình cảm của người thợ vào đứa con tinh thần mà mình thực hiện.

”Một trong những tác phẩm mà cụ đắc ý nhất đó chính là bức tranh “Mẹ”. Theo lời cụ Kinh, đằng sau bức tranh đó là một câu chuyện dài về sự hi sinh tần tảo của người mẹ đã dành cho con mình. Đấy cũng là nỗi niềm mà cụ luôn nghĩ về người mẹ tần tảo đã sinh và nuôi dưỡng trưởng thành nên ông.

Cụ chia sẽ trong bức tranh đó có ba yếu tố tạo thành vẻ đẹp đó chính là: Hào quang của người mẹ mang đến cuộc sống cho con mình, tình yêu của người con đối với người mẹ của mình và kĩ thuật thuê tranh bằng tay đã tạo ra sự lung linh của ánh sáng ngọn đèn leo lét trong bức tranh.

nguoi-nghe-nhan-thoi-hon-vao-buc-tranh-theu 3
Cụ Kinh bên tác phẩm mẹ mà bản thân ông rất tâm đắc

Cụ còn rất nhiều bức tranh khác được đánh giá cao có thể kể đến như: bức tranh “quốc hoa”, “ngư ông” và “mục đồng” dựa theo cảnh trong bài thơ “cảnh chiều hôm” của Bà Huyện Thanh Quan, hay các bức thanh về phong cảnh của xứ Huế mộng mơ.

Dù khó khăn nhưng vẫn bám nghề

Trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nghề thêu tay gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh của các mặt hàng thêu máy, thị trường tiêu thụ không lớn, chủ yếu bán cho khách du lịch nên thu nhập của những người thợ hiện nay khá bấp bênh.

Nhưng để có thể duy trì nghề đến ngày hôm nay, có lẽ theo như cụ Kinh đó là do tình yêu nghề của các nghệ nhân, họ luôn muốn tạo ra những nét đẹp tinh túy cho cuộc sống.

Cụ Kinh tâm sự: “Để trở thành một người thợ thêu thật sự không phải dễ, đòi hỏi cần phải có quá trình rèn luyện. trước hết năng khiếu là điều cần có nhưng yếu tố cần mẫn, tỉ mỉ hết lòng đối với từng tác phẩm cũng hết sức quan trọng vì nó sẽ tạo ra được từng đường kim mũi chỉ hài hòa nhất, tự nhiên nhất.

Chính vì thế các nghệ nhân khi đã vào nghề không ai muốn bỏ cả. Niềm vui khi tạo ra một tác phẩm khó mà kể ra được. Đối với chúng tôi đó là cả một đứa con tinh thần nhiều đêm liền thức trắng để có được.

”Trong hơn 20 năm, Cụ đã đào tạo, giới thiệu nghề thêu đến nhiều người trong và ngoài nước, góp phần duy trì và phát triển nghề thủ công nghệ thuật này, nhiều học trò của cụ hiện tại cũng trở thành những nghệ nhân nổi tiếng.

Cụ ví von thợ thêu tranh và người họa sĩ không khác nhau là bao, đôi khi yêu cầu ở người thợ thêu còn cao hơn ở người họa sĩ. Ví như người họa sĩ có thể dùng ngòi bút vẽ nên một đường chân trời trong một phút, thì người thợ thêu mất vài tuần, vài tháng mới có thể hoàn thành đường chân trời đó.

nguoi-nghe-nhan-thoi-hon-vao-buc-tranh-theu1
Với những gì mà cụ Kinh chỉ dạy, các học trò của cụ đã khắc họa lại hình ảnh người thầy khả kính của mình

Được biết, cụ Kinh đã đạt nhiều giải thưởng, danh hiệu như: Nghệ nhân ưu tú quốc gia, nghệ nhân dân gian, nghệ nhân Thừa Thiên – Huế,… ngoài ra bộ tranh thêu bài thơ “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác thiền sư bằng 15 thứ tiếng, và bức tranh thêu 2 bài thơ “Tẩu lộ” và “Hoàng hôn” trong tập “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xác lập vào sách kỷ lục Việt Nam.

Nhưng đó không có nghĩa là đủ, cụ vẫn còn muốn cống hiến nhiều hơn nữa các tác phẩm trân quý cho nghệ thuật, cho đất nước.

Hoài Lương

Cô gái "3 ngón tay" ốm yếu vượt lên số phận, thổi hồn vào hàng trăm bức tranh thêu

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận