Vì sao rất ít người Campuchia nhớ được ngày sinh của mình?

Không có nhiều người Campuchia tổ chức mừng sinh nhật như người dân các nước khác trên thế. Bởi đơn giản, họ không nhớ ngày sinh của mình.

Đỗ Thu Nga
14:25 14/04/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Campuchia (Vương quốc Campuchia hay người Cao Miên hoặc Cam Bốt) là một quốc gia nằm ở bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á. Campuchia có dân số hơn 15 triệu người. Phật giáo là quốc giáo chính thức và được hơn 97% dân số thực hành.

Các nhóm dân tộc thiểu số của Campuchia bao gồm người Việt, người Hoa, người Chăm và 30 bộ tộc trên đồi núi. Thủ đô nước này là Phnom Penh.

Vào ngày 13 - 15/4 hàng năm trên khắp đất nước Campuchia, người dân tổ chức lễ hội chào mừng năm mới. Đây được gọi là Tết Chol Chnam Thmay. Trong 3 ngày này, không khí đất nước náo nhiệt, đèn hoa sáng rực... Trong 3 ngày Tết, người dân được nghỉ ngơi, đi chúc Tết, chơi các trò chơi dân gian... Thời gian nghỉ thường kéo dài 1 tuần và mọi người lại trở về với cuộc sống thường nhật.

vi-sao-rat-it-nguoi-campuchia-nho-duoc-ngay-sinh-cua-minh-0
Rất ít người Campuchia nhớ chính xác ngày sinh của mình

Có một điều thú vị ở Campuchia đó là người dân không ăn mừng sinh nhật. Theo một số nguồn thông tin, rất nhiều người dân Campuchia không nhớ chính xác ngày mình chào đời. Họ chỉ nhớ mùa sinh nhật.

Mọi người tin rằng, họ sẽ thêm một tuổi mới khi Tết Choul Chnam Thmey bắt đầu. Năm nay, Choul Chnam Thmey bắt đầu từ 14/4 và kết thúc vào 16/4. Theo truyền thống, người Campuchia sinh ra đã một tuổi thay vì tính từ 0.

Chính vì vậy, trong những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình tổ chức ăn uống, sum họp, chúc mừng cả năm mới lẫn sinh nhật của các thành viên trong gia đình. 

Giống người Việt Nam, người dân Campuchia cũng tổ chức ăn Tết trong 3 ngày với những hoạt động cụ thể:

Ngày đầu tiên (thời khắc đón giao thừa, trời đất chuyển giao): Chol Sangkran Chmay

Người dân sẽ tắm rửa sạch sẽ, thay trang phục đẹp, mang theo vật phẩm và nhang đèn đến chùa cúng bái. Sau đó, các nhà sư sẽ tụng kinh, rắc nước thơm nhằm xua đuổi ta ma, điềm xui xẻo của năm cũ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian gia đình đi thăm, dâng quà tặng ông bà, cha mẹ. 

Ngày thứ hai: Wanabat

Các gia đình làm cơm dâng lên các vị sư, sãi trong chùa vào buổi sáng sớm và trưa. Trước khi ăn các nhà sư sẽ tụng kinh cầu phúc cho người dân. Những thanh niên trẻ thì tổ chức các trò chơi dân gian vui nhộn như kéo co, đá gà...

vi-sao-rat-it-nguoi-campuchia-nho-duoc-ngay-sinh-cua-minh-9

Ngày thứ ba: Lơm săk

Vào ngày cuối cùng của Tết cổ truyền, người dân Campuchia sẽ dâng cơm và làm lễ tắm Phật. Sau khi nghe thuyết pháp, đến chiều người dân sẽ đốt đèn, dâng lễ vật, đưa nước thơm đến tắm cho Phật. Việc này nhằm gột rửa mọi điều của năm cũ, đón năm mới. 

Sau đó, người dân đến đón các nhà sư tới nghĩa trang để thực hiện nghi lễ cầu siêu cho người đã khuất. Sau khi kết thúc thì di chuyển về nhà, tắm Phật ở nhà và dâng cỗ chúc phúc ông bà, cha mẹ.

Ngoài những điều thú vị về ngày sinh và Tết cổ truyền, người Campuchia còn những thú vị khác như:

- Campuchia là một trong 5 nước có quốc kỳ in hình những tòa nhà:  Màu đỏ trên lá cờ tượng trưng cho sự dũng cảm, màu xanh là tình anh em, tự do và hợp tác. Tòa nhà màu trắng chính là di sản thế giới, đền Angkok Wat được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Suryavarman. 

vi-sao-rat-it-nguoi-campuchia-nho-duoc-ngay-sinh-cua-minh-8

- Angkor Wat là công trình kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới: Quần thể này nằm trên diện tích 1,6 triệu mét vuông - gấp đôi diện tích quần thể tôn giáo lớn thứ hai thế giới, Sri Ranganathasvamy, một ngôi đền Hindu ở Ấn Độ.

- Hồ Tonle Sap là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á: Đây là kỳ quan thiên nhiên nằm trong danh sách các khu vực dự trữ sinh quyển của UNESCO. Nơi này được thế giới bảo vệ vì tầm quan trọng của nó với hệ sinh thái và con người. 

- Campuchia là quốc gia có nhiều lễ hội lớn:  lễ hội Phật giáo Meak Bochea, lễ hội năm mới Choul Chnam Thmey, lễ hội Cày bừa hoàng gia Pithi Chrat Preah Neanng Korl (ảnh), lễ hội cúng 7 đời tổ tiên Pchum Ben...

- Với người Campuchia, đầu là bộ phận thiêng liêng nhất trên cơ thể: Vì thế, du khách đến đất nước này không được chạm vào đầu người khác, ngay cả hành động xoa đầu thể hiện tình yêu với trẻ em cũng là điều cấm kỵ. 

vi-sao-rat-it-nguoi-campuchia-nho-duoc-ngay-sinh-cua-minh-5

- Bàn chân được xem là bộ phận "kém sang" nhất trên cơ thể: Bàn chân chỉ để chạm vào ai đó, hoặc đẩy, đá vật gì được coi là thiếu tôn trọng với người đối diện. 

- Chuột, nhện, bọ cạp, rắn, gián, dế... là đặc sản của Campuchia.

- Người Campuchia tin rằng, nếu một con tắc kè tokay xuất hiện trong phòng và kêu bảy lần trở lên thì đó là điềm may: Nó có thể dự đoán ai đó sẽ kết hôn hay không. Đám cưới truyền thống tại Campuchia thường kéo dài 3 ngày.

- Tang lễ của người Campuchia có thể tiêu tốn đến 9.000 USD, kéo dài tới 49 ngày. 

Đâu cần sang châu Âu ngay ở Đông Nam Á cũng có những địa điểm mê đắm lòng người, đi là nhớ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận