Vai trò và chức năng của người kể chuyện trong "Chí Phèo"

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm, vai trò, và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm “  Chí Phèo ”.

Vai trò và chức năng của người kể chuyện trong "Chí Phèo"

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm, vai trò, và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm “  Chí Phèo ”.

GỢI Ý VIẾT BÀI:

Mở bài

Trong tác phẩm “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao, người kể chuyện có vai trò và chức năng rất quan trọng, không chỉ dẫn dắt câu chuyện mà còn là một nhân tố góp phần tạo nên sự thành công  giúp tác phẩm truyền tải nội dung và nghệ thuật một cách sâu sắc. 

Thân bài

Người kể chuyện trong tác phẩm “Chí Phèo” là một nhân vật không trực tiếp xuất hiện trong câu chuyện, nhưng lại có ảnh hưởng lớn, người kể đứng ngoài câu chuyện quan sát và tường thuật lại các sự kiện, tâm trạng của nhân vật giúp người đọc có cái nhìn khách quan . Mặc dù đứng ngoài, người kể có khả năng thấu hiểu sâu sắc những diễn biến tâm lý phức tạp của Chí Phèo và các nhân vật khác. Với lối kể chuyện linh hoạt, người kể chuyện dẫn dắt độc giả đi từ cảnh ngộ bi thảm của Chí Phèo đến những suy tư sâu sắc về xã hội và con người. Người kể chuyện giới thiệu bối cảnh xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân, nơi mà cuộc sống của nông dân nghèo khổ, bất công và bi kịch. Thông qua những mô tả chi tiết về làng Vũ Đại và cuộc sống của Chí Phèo, người kể chuyện dùng ngôn ngữ dân dã, giàu hình ảnh giúp người đọc hình dung về cuộc sống của người dân làng Vũ Đại, tạo nên sự gần gũi, chân thực, tạo nên một bức tranh sinh động về hiện thực xã hội.

Một cảnh trong tác phẩm Chí Phèo

Qua lời kể của người kể chuyện, hình ảnh Chí Phèo được khắc họa sâu sắc, sinh động. Những suy nghĩ, cảm xúc và bi kịch được thể hiện rõ ràng, từ những giấc mơ tan vỡ đến sự tha hoá của con người. Nhờ đó, người đọc cảm nhận được sự đồng cảm và xót thương cho số phận của nhân vật, từ một người nông dân lương thiện bị xã hội tha hoá thành một con quỷ dữ. Người kể chuyện không chỉ đơn thuần kể lại sự việc mà còn thể hiện quan điểm phê phán xã hội thực dân phong kiến. Qua đó, tác phẩm gửi gắm thông điệp về số phận con người trong xã hội bất công, là tiếng nói lên án hiện thực tàn nhẫn và sự tha hoá của con người. Với lối viết châm biếm đến nỗi đau thương, từ sự tức giận đến lòng phẫn uất. Điều này giúp người đọc hiểu được tác phẩm không chỉ là một câu chuyện bi kịch mà còn là một bài học.

Kết bài

Người kể chuyện trong tác phẩm “Chí Phèo” không chỉ đơn thuần là một người truyền đạt thông tin mà còn là một nhân tố quan trọng tạo nên nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm, khiến cho tác phẩm “Chí Phèo” trở thành một tác phẩm bất hủ  trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Qua đó đã góp phần tạo nên một tác phẩm văn học có giá trị, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Xem thêm: Ý nghĩa 3 lần gặp của Chí Phèo và Bá Kiến