Tứ Chánh Cần là gì?

Tứ Chánh Cần là 4 phương tiện siêng năng tinh cần trong nỗ lực hàng ngày của người tu hành. Pháp này còn có tên gọi khác là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn... song chúng ta vẫn quen gọi nhất là Tứ Chánh Cần.

Đỗ Thu Nga
11:50 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tứ Chánh Cần là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần chúng ta bắt gặp những hình ảnh thôi thúc bản thân cần cố gắng hơn nữa. Đối với Phật tử nói chung và người xuất gia nói riêng thì ai cũng muốn thay đổi để làm sao an ổn nơi tâm hồn, gia đình hạnh phúc, cuộc sống bớt phiền muộn. Và chỉ có lời Đức PHật là liều thuốc quý, là phương pháp giúp chúng ta chuyển mê khai ngộ hướng con người đến đại lộ thênh thang, là bước đệm vững chắc để bước lên các bậc thềm giác ngộ.

Đức Phật hiểu rõ hơn ai hết sự quan trọng của việc tinh tấn nên đã dạy bảo chúng ta trước khi sâu vào Đạo phải chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phải có thái độ quyết tâm xa lánh điều dữ và thực hiện điều lành. Đây chính ý nghĩa của Pháp Tứ Chánh Cần

Tứ Chánh Cần theo tiếng Phạn là Sanskrit gọi là Catvāri prahāṇāni; Pāli gọi là Cattāri sammappadhānāni. Có nhiều nơi gọi Tứ Chánh Cần với các tên khác như Tú Chánh đạo, Tứ ý đạo, Tứ Chánh thắng hay Tứ đoạn. Chữ cần và chữ đoạn ở dây theo Pāli có nghĩa là pahāna-padhāna (tinh cần để đoạn trừ) tức là dùng bốn pháp này trong việc siêng năng tinh tấn (cần) để có thể đoạn trừ (đoạn) ác cùng mọi sự giải đãi biếng nhác của chúng ta trong việc hành thiện.

Về việc ác thì dùng mọi sự siêng năng tinh tấn của mỗi chúng ta vừa nỗ lực đoạn trừ những việc ác mà chúng ta đã lỡ làm ra và dứt khoát không bao giờ tái phạm và nỗ lực siêng năng tinh tấn trong việc ngăn ngừa những việc ác chưa phát sinh ra ngay từ trong ý nghĩ, không cho chúng phát sinh ra trong tự ý (ý hành) và ngoài hành động của thân (thân hành) của miệng (khẩu hành) làm di hại tự chúng ta và cho người khác. 

tu-chanh-can-la-gi-0
Tứ Chánh Cần còn có tên gọi khác là Tứ Chánh Đoạn, Tứ Ý Đoạn, Tứ Đoạn…

Việc hành thiện thì hành giả chúng ta cũng dùng siêng năng tinh tấn trong việc vừa khơi dậy những việc làm thiện chưa phát sinh ra trong ý nghĩ thì khiến chúng phát sinh ra trong tự ý và thể hiện ra ngoài bằng những hành động của thân mình và miệng mình. Đồng thời cũng dùng siêu năng tinh tấn trong việc tiếp nối làm cho những việc làm thiện đã - đang phát sinh tăng trưởng ngày càng nhiều hơn trong việc lợi mình lợi người. Đây là ý nghĩa của Tứ Chánh Cần hay Tứ Chánh Đoạn trong việc chỉ ác hành thiện lợi mình lợi người trong cuộc sống.

Được biết, Tứ Chánh Cần được đức Đạo sư dạy cho môn đồ cả mình rất nhiều cũng tùy theo trình độ căn bản của các đệ tử mà Ngài chỉ dạy. Pháo này được ghi lại rải rác trong ba tạng giáo điển khởi nguyên cũng như sự phát triển sau này rất nhiều, như trong Trung A hàm q . 21, q . 52; Tạp A-hàm q . 26, 30, 31; Tăng Nhất A-hàm q . 18. Ở đây chúng tôi xin ghi lại một số kinh luận tiêu biểu và thông dụng.

Căn cứ vào Pháp giới thứ đệ sơ môn (phần cuối của quyển trung) thì Tứ chánh cần được ghi lại như sau:

1. Vì muốn đoạn trừ những việc ác đã sinh, mà siêng năng tinh tấn.

2. Vì muốn khiến cho những việc ác chưa sinh không cho phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.

3. Vì muốn khiến cho những điều thiện chưa phát sinh có thể phát sinh, mà siêng năng tinh tấn.

4. Vì muốn khiến cho những điều thiện đã phát sinh có thể làm tăng trưởng hơn lên, mà siêng năng tinh tấn.

Nhưng theo kinh Trung A-hàm 21 Hán tạng kinh Thuyết Xứ 86, tương đương với Trung bộ kinh bên Pāli tạng M. 148 Chachikka-suttaṃ, đức Đạo sư dạy cho người đệ tử thân cận của mình rằng:

“A-nan, trước kia Ta đã nói cho ông nghe về bốn chánh đoạn, Tỳ-kheo đối với pháp ác bất thiện đã sinh, vì để đoạn trừ chúng nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp ác bất thiện chưa sinh, vì để chúng không phát sinh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện chưa sinh, vì để cho phát sinh nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. Đối với các pháp thiện đã sinh, vì để chúng kiên trụ, không bị quên lãng, không bị thoái hóa, được bồi bổ tăng tiến, được phát triển rộng rãi, được viên mãn cụ túc, nên khởi ước muốn, nỗ lực hành, tinh cần, dốc hết tâm, đoạn trừ. A-nan, bốn chánh đoạn này, ông hãy nói để dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu. Nếu nói và dạy cho các Tỳ-kheo niên thiếu về bốn chánh đoạn này, họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, thân tâm không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh.”

Ở đây đức Đạo sư cũng đứng trên lập trường nhân quả "chỉ ác hành thiện" mà Ngài dạy cho chúng đệ tử của mình phương pháp nỗ lực siêng năng tinh tấn đoạn trừ: Một mặt ác đã sinh và chưa sinh, đoạn trừ chúng bằng cách không được tái phạm cùng, nỗ lực ngăn ngừa không cho phát sinh và mặt khác siêng năng tinh tấn đoạn trừ ma tâm biếng nhác, nỗ lực phát huy nuôi dưỡng lớn thêm hơn, thành tựu những điều thiện đã phát sinh rồi và nỗ lực khởi phát những ước muốn, tạo điều kiện để cho những điều thiện chưa phát sinh xuất hiện trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi hành giả chúng ta, ngày càng hoàn thiện hơn. Đây là bốn phương tiện được đức Đạo sư chỉ dạy cho tôn giả A-nan để dạy lại cho những Tỳ-kheo còn nhỏ tuổi một cách tổng quát được áp dụng hằng ngày trong hiện quán qua việc đoạn trừ ác pháp và nuôi lớn hành thiện.

Nội dung và ý nghĩa của Tứ Chánh Cần

Nhờ sự tinh tấn từ vô lượng kiếp mà thế gian xuất hiện một đấng siêu phàm nơi xứ Ấn Độ, đã tiến lên quả vị Chánh Đẳng Giác, Bạc Cha lành của muôn loài, đã lưu lại những nét son lịch sử bất diệt theo thời gian. Do vậy chúng ta ý thức được tinh tấn là một nghị lực tu tập mạnh mẽ hơn tất cả nhiệt huyết, thực hiện mục đích thành công không bị gián đoạn, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể vượt qua được. Như vậy muốn cạn biển trầm luân, đi ngược dòng sanh tử, chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ mọi nẻo đường của tâm tưởng, phải cảnh tỉnh từng sát na, chấm dứt mọi tác nhân đưa đến luân hồi. 

 Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sinh là gì?

Khi mà tâm mình chưa mộng tưởng đến những điều ác thì phải giữ gìn đừng cho nó khởi phát. Cũng như sợi dây buộc mũi con trâu, kiềm nó không cho nó ăn lúa của người nông dân. Hiểu một cách khác là mỗi khi tâm chúng ta mống lên một ý nghĩ sai quấy muốn thực hiện một điều ác gì, chúng ta phải tìm những lý do chính đáng tưởng nghĩ đến hậu quả của nó để dập tắt ngay ý nghĩ bất chính và ngăn ngừa không cho nó phát sanh ra hành động. Kinh Pháp Cú câu thứ nhất có dạy “Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo tác, nếu với ý ô nhiễm nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau như xe, chân vật kéo”. Qua đó thấy rằng mọi hành động đều bắt đầu từ suy nghĩ cho nên tinh tấn ngăn trừ những điều ác phát sinh phải ngăn chặn ngay từ suy nghĩ.

Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sinh là gì?

Chúng ta thường nghe "Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt", những suy nghĩ một khi đã phát khởi ra ngoài trở thành hành động thì thành nghiệp rồi còn lành hay dữ là do chúng ta tác ý lành hay dữ nữa. Một hành động lặp lại nhiều lần sẽ thành thói quen ấy gọi là "Nghiệp". Cho nên chế ngự tấn nghiệp là cách duy nhất ngăn ngừa những việc ác đã phát sinh, họ tùng khẩu xuất, bệnh tùng khẩu nghiệp. 

Vì thế mà hay hoặc không hay cũng từ miệng mà ra. Cái gì làm lần đầu hay mới làm cũng rất là khó. Giống như mới bắt đầu công việc trái với sở thích và đam mê thì dễ sinh ra lòng chán nản, cho nên sự quyết tâm kiên trì để đạt được thành công là cả một quá trình nổ lực của tự thân. Đừng bỏ cuộc giữa chừng để rồi sau này người đau khổ lại là chính bản thân chúng ta.

tu-chanh-can-la-gi

Tinh tấn làm phát sinh những điều lành chưa phát sinh là gì?

Khi chúng ta có ý định hay đẹp, muốn giúp đỡ người này, nâng đỡ người kia nhưng vì tán giải đãi hay thiếu nghị lực chúng ta không thực hiện được ý định tốt đẹp ấy. Như thế dù có thiện chí bao nhiêu cũng không đem lại lợi ích cho ta và người chung quanh. 

Chính vì thế chúng ta luôn luôn hăng hái làm phát triển những hạnh lành. Một khi chúng ta vừa mống khởi trong tâm, đừng chần chờ, giải đãi cho đến khi tử thần gõ cửa, mới ân hận là mình chưa gây ra được nhân lành nào cả, phải rơi vào địa ngục.

Tinh tấn phát triển những điều lành đã phát sinh là ai?

Những điều lành đã phát lộ ra hành động rồi, chúng ta đừng cho tế là vừa, là đủ không cần phải cố gắng thêm. Khi chúng ta làm trọn một điều lành, chúng ta có lợi về phương diện: một là ngăn chặn điều ác không cho tác hại, hai là làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người. 

Chúng ta phải ý thức được bổn phận, trách nhiệm nơi chính mình để tự vươn lên một chí hướng vững chắc kiên cố, trước những trở ngại khó khăn như người chiến sĩ ra trận cần có áo giáp sắt để chống đỡ trước làn tên mũi đạn, người Tăng lữ nhờ tinh tấn mà vượt qua được những thác ghềnh của cuộc đời.

Vì vậy, khi nói đến tinh tấn chúng ta cũng có thể mô tả trong tư tưởng một mẫu người đầy nghị lực và sức sống lành mạnh. bởi vì để chọn cho mình một lối sống thanh cao, vượt hẳn muôn ngàn cuộc sống tầm thường khác, nên họ luôn phấn đấu để thấy rằng khi mặc áp giáp tinh tấn sẽ giúp chúng ta đánh bại những tư tưởng như nhu nhược, yếu hèn.

Cho nên trong Kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: “Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ. Kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng những con ngựa yếu hèn”.

Đặc biệt Kinh Bát Đại Nhân Giác Đức Phật còn nhấn mạnh: “Lười biếng là gốc khổ lầm than, thường tu tinh tấn nghiêm trang, dẹp tan phiền não ma quân rã hàng. Phá ấm ngục tiêu tan bốn tướng vượt ra ngoài ba cõi nhiễu nhương, siêng tu ngộ lý chơn thường, tùy duyên hóa độ vào đường tử sanh”.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận