Trì chú Đại Bi có bị vong theo không?

Chú Đại Bi được mệnh danh là thần chú cứu khổ cứu nạn, càng đọc nhiều càng đón nhận được nhiều điều tốt đẹp. Song vẫn có người thắc mắc, trì chú Đại Bi có bị vong theo không?

Đỗ Thu Nga
09:00 16/07/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.

Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Thế Âm Bồ Tát vì nghĩ đến chúng sanh với tâm đại từ đại bi, Ngài mong muốn chúng sanh được an vui, diệt trừ được tất thảy bệnh tật, sống lâu, được giàu có, được tiêu trừ toàn bộ nghiệp chướng của nhiều đời nhiều kiếp, được chứng quả thành tựu công đức, được thành tựu tất cả thiện căn, không lo sợ hãi, được mong cầu đầy đủ như ý, Ngài đã nói ra câu thần chú này.

Tri-chu-Dai-Bi-co-bi-vong-theo-khong-7

Câu thần chú sau này được một thiền sư Ấn Độ dịch lại và du nhập vào Trung Quốc vào thời nhà Đường, sau đó được dịch sang tiếng Trung và được Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch sang tiếng việt. Kinh và thần chú được trân trọng trì tụng trong các khóa lễ, các nghi lễ trì tụng theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa ở nhiều quốc gia.

Nhiều người tìm đến chú Đại Bi với mong muốn thoát khỏi những bế tắc, khổ não không lối thoát trong cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, khi trì tụng chú này dễ bị "người âm" theo và điều khiển một số hành động.

Đạo Phật công nhận có cõi sống trung ấm, nhưng đó là một cõi tạm thời, trung gian. Thân trung ấm cũng là một laoij thân vật chất, tuy rằng là loài vật chất đặc biệt mà con mắt thịt của cõi người không thể thấy được. Nhưng đã là thân vật chất thì không thể tồn tại lâu được, nó cũng phải biến đổi và hoại diệt.

Theo ý tưởng như trên, chúng ta đã biết chúng sinh ở cõi âm, chỉ có sự chờ đợi tái sinh theo nghiệp duyên, không có việc tái sinh bằng cách dựa dẫm thâm nhập vào người khác. 

Tri-chu-Dai-Bi-co-bi-vong-theo-khong

Cho nên, người trì tụng chú mà bị người cõi âm dựa dẫm thâm nhập, là vì người đó phát tâm trì tụng mà không có Thầy hướng dẫn, không có phương pháp tu vững vàng nên không đạt chánh niệm, không nhất quán, nên thiên ma quấy nhiễu trở thành loạn tâm loạn ý.

Hiện tượng này lâu ngày trở thành một thói quen, đến giờ tụng Chú là có thiên ma quấy nhiễu, đối với người ít hiểu biết Phật pháp, người thế gian thì cho cho rằng người cõi âm hay "ơn trên, bề trên" xâm nhập, xưng Phật xưng trời với thế nhân là thế.

Vậy làm thế nào khi trì chú Đại Bi bị vong theo?

- Tạm ngừng trì tụng: Hành giả tụng Chú Đại Bi mà bị vướng mắc thiên ma quấy nhiễu (thiên ma lúc nào cũng tiên tri, tiên đoán, giả bộ giỏi hơn Phật) thì ngưng trì tụng Chú Đại Bi một thời gian cho đến khi nào không còn thiên ma quấy nhiễu thì tiếp tục trì tụng.

- Cần phải có Thầy hướng dẫn: Người Phật tử phát tâm trì tụng thần Chú Đại Bi, trước nhất vẫn phải cầu Thầy hướng dẫn, trợ duyên, khai đường mở lối cho Phật tử trì tụng thần chú đến khi thuần thục, chánh niệm, sẽ không bị thiên ma quấy nhiễu.

Xem thêm: Bất ngờ gặp "hiện tượng lạ" khi trì tụng Chú Đại Bi thì phải làm sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận