TS. Chu Văn Sơn (sinh năm 1962, tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) là giảng viên bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ năm 1986. Trước đó, ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định).
Thầy Sơn tốt nghiệp hệ cử nhân Ngữ văn và lấy bằng Thạc sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ông nhận bằng tiến sĩ Ngữ văn – Văn học Việt Nam vào năm 2001.
Ông là tác giả của một số sách và giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học như: Một vài chương giáo trình về Huy Cận, Nguyễn Đình Thi trong Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỉ 10.
Thầy Chu Văn Sơn được đánh giá là nhà văn tài hoa, một nhà phê bình văn học sắc sảo. Trong những bài phê bình của mình, thầy có nhiều phát hiện tinh tế, sâu sắc, có cách viết bay bổng nghệ sĩ và một giọng văn rất riêng, vừa gần gũi vừa thanh lịch.
Dưới đây là một số câu văn rất thơ của Thầy Chu Văn Sơn mà các bạn học sinh có thể áp dụng cho bài viết của mình:
1. Tình yêu là sức mạnh chở che, gắn bó, nhưng cũng mỏng manh như cánh chuồn báo bão, mỏng manh như màu khói, dễ vỡ như một thứ bình pha lê.
2. Hào hoa như chất lau xám phơ phất trong thi tư, như hoa mưa bong bóng hay ảo ảnh tóc thề trong thi ảnh, như lớp phấn hoa mướt mát trong ngôn từ.
3. Thơ Hoàng Cầm là thứ hoa trái vật vã mộng du, óng ả thanh cao mà phong trần lận đận của nỗi nghẹn ngào đó.
4. Và nếu như thời gian rồi sẽ xóa bớt đi ở một đời văn những gì là xốp xoáp, pha tạp, lễnh hoãng, những lớp bồi, lớp động và chỉ giữ lại những gì cốt lõi nhất, tinh chất nhất...
5. Trong thơ, kẻ viết nào chỉ chờ chộp từng ý tưởng, lượm từng thi tứ, vớt từng cảm xúc...
6. Kẻ bắn lén không thể ngờ, từ vết thương sâu, lại nảy mầm sáng tạo, lại nở ra những đóa thi ca, lại tượng hình những thi pháp.
7. Việc như thế một kiếp thi sĩ làm sao kham nổi! Không mặc cảm, không đùa bỡn, không kiêu bạc. Chỉ đơn giản là Duy trong trình bày mình, đang phơi trải mình, đang trưng bày cái tông tích mình, cái cội rễ thơ mình đó thôi.
8. Yêu thích những ca tụng, tán dương. Thương ưa được thấu cảm, chia sẻ. Yêu dễ bay bổng, thoát li. Thương khó cầm lòng, tránh né. Yêu say đắm ngất ngây. Thương trăn trở đau đớn. Yêu thụ hưởng. Thương xả thân. Yêu nồng. Thương nặng. Biết yêu nước thật cần. Biết thương nước còn cần hơn. Thơ yêu nước tràn đầy. Thơ thương nước còn thưa thớt.