Thần chú Om Mani Padme Hum chữ Phạn có tác dụng gì?

Om Mani Padme Hum là thần chú tiếng Phạn lâu đời, quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó được mệnh danh là "Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn" (Chân ngôn sáng rõ bao gồm 6 chữ).

Đỗ Thu Nga
13:08 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thần chú Om Mani Padme Hum chữ Phạn là gì?

Om Mani Padme Hum là một trong những thần chú nổi tiếng nhất của Phật giáo được các Phật tử theo pháp tu niệm Phật. Thần chú Om Mani Padme Hum được xem là câu trú cầu Quan Thế Âm Bồ Tát. Nó được mệnh danh là Chân ngôn sáng rõ bao gồm 6 chữ. 

Đức phật gọi Om Mani Padme Hum là 6 chữ Đại Minh Đà La Ni. Theo Kinh điển, thần chú Om Mani Padme Hum chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn, Nghi thức Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Vương. 

Tại Tây Tạng, Om Mani Padme Hum được xem là thần chú cổ tiếng Phạn uy quyền nhất trong các thần chú Mật Tông. Mani tượng trưng cho phương tiện, Padme tượng trưng cho trí tuệ. Nói cách khác, hai từ này gồm chứa toàn bộ con đường được Đức Phật Thích Ca Mậu Ni khám phá, toàn bộ con đường tiệm thứ dãn đến giác ngộ.

Theo Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng, Ngài phải mất đến 1 triệu kiếp mới có thể tìm thấy được câu thần chú này. Ngài nói rằng: "Ta có thể biết một năm có bao nhiêu hạt mưa rơi xuống quả địa cầu, sông Hằng có bao nhiêu hạt cát nhưng ta không thể nói hết về sức mạnh của câu thần chú này".

than-chu-Om-Mani-Padme-Hum
Om Mani Oadme Hum là thần chú quan trọng của Phật giáo

Thần chú  Om Mani Padme Hum được biết bằng tiếng Phạn (Devanāgarῑ) là: ॐमणिपद्मेहूँ hay: ओंमणिपद्मेहूं. Phiên âm quốc tế ra La tinh (IAS: International Alphabet of Sanskrit Transliteration) thành: “Om Mani Padme Hūm”.

Các cao tăng nhiều nơi trên thế giới đã tiến hành phiên âm câu thần chú tiếng Phạn này ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Theo phiên âm tiếng Trung Quốc thì thành: 唵嘛呢叭咪吽 (pinyin: Ǎn Mání Bāmī Hōng ). Trong kinh 佛 說 大 乘 莊 嚴 寶 王 : Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh (Karaṇḍavyūha Sūtra) thì viết là: 唵麼抳缽訥銘吽 (Ǎn Mání Bōnàmíng hōng).

Câu thần chú Om Mani Padme Hum cũng được phiên âm từ tiếng Phạn ra tiếng Việt và được đọc là Ôm Ma Ni Pa (đơ) Mê Huum (chữ đơ đọc nhỏ liền với chữ Pa thành một âm, uu đọc dài gấp đôi u). Phiên âm ra tiếng Tây Tạng đọc: “Om Mani Peme Hung” hay “Om Mani Beh Meh Hung.” Phiên âm ra tiếng của một số mước khác (1):

– Bengali: ওঁমণিপদ্মেহুঁ

– Tamil: ஓம்மணிபத்மேஹூம்

– Hàn Quốc ( Hangul): 옴마니파드메

Om Mani Padeume Hum hay: 옴마니반메훔 Om Mani Banme Hum

– Nhật Bản (Katakana) :オンマニハンドメイウン On Mani Handomei Un

– Mông Cổ: Ум маани бадми хум hay Um maani badmi khum

– Thai Lan: โอมมานีปัทเมหุม

Theo một số sách về Phật giáo ghi chép, câu thần chú Om Mani Padme Hum được tìm thấy đầu tiên trong kinh Karaṇḍavyūha (佛 說 大 乘 莊 嚴 寶 王 經: Phật Thuyết Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh) trong Phật giáo Trung Quốc. Ở trong Kinh này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng "đây là câu thần chú lợi lạc nhất. Ngay cả ta cũng gửi ước vọng này tới tất cả triệu vị Phật và nhờ đó đã nhận được lời dạy này từ Đức Phật A Di Đà". 

Như Phật giáo Tây Tạng đã từng nói, thần chú này là thần chú ứng với dạng Ṣaḍakṣarῑ sáu tay của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm. Đức Đạt Lai Lạt Ma được cho là vị tái sinh của Bồ tát Quan Thế Âm, cho nên câu thần chú này được tôn kính một cách đặc biệt bởi những người sùng kính Ngài.

Phật tử Tây Tạng tin rằng, trì chú (niệm chú) Om Mani Padme Hum bằng cách phát âm thành tiếng hoặc lặng thầm cho riêng mình nghe hoặc niệm trú trong đầu hoặc nhìn cầu chữ đều có tác dụng giống nhau với mục đích thỉnh lòng yêu thương, cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm.

Ý nghĩa sâu xa của thần chú Om Mani Padme Hum

Om Mani Padme Hum là thần chú được trân trọng nhất trong Phật giáo. Thần chí này thường được dịch với nghĩa là "viên ngọc trong hoa sen". Khi đọc thần chú này sẽ mang đến nhiều công đức, thanh  lọc, tẩy trần. Hiểu được ý nghĩa to lớn của câu thần chú này thì Phật tử sẽ giác ngộ được rất nhiều điều.

Cũng theo Kinh đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Om Mani Padme Hum là câu thần chú đã giúp Đức Đại Bi Quán Tự tại được chứng đắc. Kinh này cũng ghi nhận quá trình hóa độ của các chúng sinh trong 6 nẻo luôn hồi của Đức Quán Thế Âm và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài. Đồng thời khẳng định mọi công đức uiy thần của ngài đều nhờ thần chú Om Mani Padme Hum.

Nếu để ý, trên khắp miền Bắc Ấn Độ, Nepal, Tây Tạng, thần chú Om Mani Padme Hum được khắc rất nhiều trên đá. Du khách đến đây cũng có thể tự khắc thần chú này lên đá, thành gỗ.

than-chu-Om-Mani-Padme-Hum
Om Mani Padme Hum có nghĩa là "Viên ngọc trong hoa sen"

Thần chú Om Mani Padme Hum được giải thích một cách rất cầu kỳ và thần bí. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân tích từ từng âm tiết trong câu thần chú để hiểu rõ hơn:

Om: Tượng trưng cho cơ thể của người Phật tử, lời nói, tâm trí. Om cũng tượng trưng cho thân thể, lời nói, trí tuệ của một vị Phật tinh khiết. Con đường được chỉ ra bởi bốn âm tiết kế tiếp. Đây là từ phổ biến gợi lên sức mạnh tinh thần và sự hiện diện tuyệt đối.

Từ Om được các nhà sư Tây Tạng sử dụng trong việc thể hiện năng lượng, sức mạnh qua âm tiết. Bởi đây được coi là lời nói của chư Phật, đại diện và phản ánh nhận thức của vũ trụ, quá khứ hiện tại, tương lai. Âm tiết này có thể vọng qua những đỉnh núi cao của Tây Tạng, qua trời mây vũ trụ với sức mạnh vô hình.

Mani: Có nghĩa là "châu báu", "viên ngọc". Nó tượng trưng cho ý muốn vị tha để giác ngộ, từ bi, yêu thương. Mani biểu hiện cho Bồ đề tâm Bodhicitta... 

Hai âm tiết này liên quan đến việc giải trừ sự ghen tuông và dính mắc vào những thú vui thoáng qua, nó giúp chúng ta xóa bỏ sự ham muốn và nuôi dưỡng khả năng kiên nhẫn, cũng như hành vi đạo đức.

Padme: có nghĩa là "hoa sen". Nó còn có nghĩa khác là tâm thức con người. Hai âm tiết này giúp chúng ta hạn chế suy nghĩ sai lầm, phát triển năng lực tới một trí tuệ thuần khiến không lẫn tạp chất.

Hum: có nghĩa là tự ngã thành tựu, tinh thần giác ngộ. Đạt được những phẩm chất tốt lành, trí tuệ và từ bi. Không còn vướng vào sân si, hận thù. 

Sáu âm tiết của câu thần chú này cũng được xem là tương ứng với các cõi tái sinh của dục giới. Mỗi âm tiết giúp người niệm đóng một cánh cửa tái sanh đau khổ:

– OM đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời;

– MA, cánh cửa cõi thần, A-tu-la

– NI, cánh cửa cõi người

– PAD, cánh cửa cõi súc sanh

– ME, cánh cửa cõi ngạ quỷ;

– HUNG, cánh cửa cõi địa ngục.

Mỗi âm tiết được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa:

– OM thanh tịnh hóa bản thân;

– MA thanh tịnh hóa lời nói;

– NI thanh tịnh hóa tâm thức;

– PAD thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn;

– ME thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng;

– HUNG thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.

Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện:

– OM lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật;

– MA lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật;

– NI lời cầu nguyện hướng về tâm thức các vị Phật;

– PAD lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật;

– ME lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật;

– HUNG gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất, và hoạt động của các vị Phật.

Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba-la-mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa:

– OM liên hệ đến sự rộng lượng;

– MA, đạo đức;

– NI, kiên trì, nhẫn nhịn,

– PAD, chuyên cần,

– ME, chú tâm,

– HUNG, trí tuệ.

Sáu âm tiết cũng liên quan đến sáu vị Phật, ngự trị trên sáu Phật gia:

-OM liên hệ đến Ratnasambhava (Bảo-Sanh Phật);

– MA, Amaghasiddi (Bất-Không-Thành-Tựu Phật);

– NI, Vajradhara (Kim Cương Trì / Phổ-Hiền Bồ Tát);

– PAD, Vairocana (Lô-Xá-Na Phật);

– ME, Amitabha (A-Di-Đà Phật);

– HUNG, Akshobya (A-Súc-Bệ Phật).

Cuối cùng, sáu âm tiết liên hệ đến sáu trí tuệ:

– OM = Trí tuệ thanh thản, an bình;

– MA = trí tuệ hoạt động;

– NI = trí tuệ tự tái sanh;

– PAD = trí tuệ pháp giới;

– ME = trí tuệ phân biệt;

– HUNG = trí tuệ như gương

Nói tóm lại, cầu thần chú này có ý nghĩa là "viên ngọc trong hoa sen". Nó đại diện cho Bồ đề tâm và mong ước thoát khỏi vòng luân hồi. Mỗi một trong sáu âm tiết trong thần chú đề hướng đến việc giải phóng chúng sanh khỏi sự khổ.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận