Phát hiện "chiêu trò" mới của tế bào ung thư: Giả vờ ngủ đông như gấu khi bị hóa trị tấn công

Các nhà nghiên cứu đến từ Canada vừa phát hiện sốc về hoạt động của tế bào ung thư. Phát hiện này được xem rất quan trọng đối với hoạt động điều trị. 

Phát hiện "chiêu trò" mới của tế bào ung thư: Giả vờ ngủ đông như gấu khi bị hóa trị tấn công

Các nhà nghiên cứu đến từ Canada vừa phát hiện sốc về hoạt động của tế bào ung thư. Phát hiện này được xem rất quan trọng đối với hoạt động điều trị. 

Thông tin về nghiên cứu mới này được đăng tải trên báo khoa học Science Alert hôm 10/11. Các nhà nghiên cứu cho biết, tế bào ung thư có khả năng ngủ đông giống như loài gấu khi chúng phát hiện mối đe dọa như điều trị hóa trị tấn công. Đây là chiến thuật được một số động vật sử dụng để tồn tại qua những thời kỳ khan hiếm tài nguyên.

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu trên các tế bào ung thư đại trực tràng ở người và phát hiện, các tế bào ung thư có khả năng di chuyển trạng thái "dung nạp thuốc" (viết tắt là DTP, hay còn gọi là quen thuốc) và "dễ nuôi" (đòi hỏi ít sự nuôi dưỡng). Phát hiện này giúp giới nghiên cứu giải thích về một số thất bại trong quá trình điều trị ung thư và các trường hợp khối u tái phát.

Nhà nghiên cứu Catherine O'Brien, từ Trung tâm Ung thư Princess Margaret ở Canada chia sẻ: "Khối u hoạt động giống như một cơ quan trong cơ thể người. Nó có khả năng chuyển trạng thái phân chia chậm hơn, bảo tồn năng lượng để giúp nó tồn tại lâu dài hơn".

Nhà nghiên cứu Catherine O'Brien cũng cho biết thêm, có nhiều ví dụ về các loài động vật chuyển sang trạng thái phân chia chậm có thể đảo ngược để chống chọi lại với môi trường khắc nghiệt hơn. Dường như các tế bào ung thư đã khéo léo lựa chọn trạng thái tương tự vì lợi ích sống sót lâu dài của bọn chúng.

Trong quá trình thu thập các tế bào ung thư trực tràng, các bác sĩ đã tiến hành điều trị bằng hóa trị và nghiên cứu thì phát hiện: Các tế bào ung thư đại trực tràng chuyển sang trại thái ngủ đông, đây dường như là cách chúng né các loại thuốc hóa trị. Các tế bào không ngừng mở rộng, chúng cần rất ít chất dinh dưỡng để sinh tồn.

Khả năng ngủ đông giúp các tế bào ung thư mọi sự tấn công

Các nhà nghiên cứu chỉ ra, các thức hoạt động này của các tế bào ung thư phù hợp với một mô hình toán học. Trong đó tất cả các tế bào ung thư có khả năng tương dương trở thành DTP. 

Nhóm nghiên cứu đã lấy tế bào ung thư đại trực tràng của người cấy vào nhiều nhóm chuột khác nhau. Khi con chuột phát triển các khối u với kích thước nhất định, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều trị theo phác đồ chuẩn. Họ quan sát thấy sự phát triển của khối u không đáng ở ở chuột trong 8 tuần điều trị. Sự phát triển của chúng ngừng lại rồi bắt đầu lại theo cùng một kiểu.

Giải thích về trạng thái DTP nhóm nghiên cứu cho biết: Đây là trạng thái tạm dừng phôi ở một số động vật, trong đó có chuột. Trong quá trình tạm dừng phôi thai, phôi thai chuột rơi vào chế độ sinh tồn khẩn cấp. Lúc này cho phép chúng tạm dừng quá trình phát triển phôi như thông thường cho đến khi gặp được môi trường với điều kiện thuận lợi.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện được quá trình hoạt động tương tự của các tế bào ung thư. Một sự giống nhau giữ trạng thái DTP và tình trạng tạm dừng phôi thai là chúng đều phụ thuộc vào một cơ chế sinh học gọi là autophagy. Trong đó, các tế bào về cơ bản tự ăn chính chúng để tìm nguồn dinh dưỡng cần thiết. 

Autophagy xảy ra tự nhiên trong cơ thể như một cách để loại bỏ chất thải. Song trong trường hợp này, bệnh ung thư đang sử dụng nó để duy trì sự sống.

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc phát hiện cơ chế hoạt động mới của các tế bào ung thư hữu ích cho việc điều trị và đánh bại ung thư. 

"Chúng tôi chưa bao giờ thực sự biết rằng các tế bào ung thư có thể hoạt động giống như những con gấu đang ngủ đông. Nghiên cứu này cũng cho chúng tôi biết làm thế nào để nhắm vào những con gấu đang ngủ này để chúng không ngủ đông rồi thức dậy một cách bất ngờ", bác sĩ Aaron Schimmer nói.

Ông cũng cho biết thêm, đó là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng kháng thuốc, và sẽ giải thích điều mà trước đây chúng ta chưa hiểu rõ.

Bằng cách nhắm mục tiêu và ức chế quá trình autophagy, các nhà nghiên cứu có thể phá vỡ trạng thái ngủ đông (hoặc DTP) và tiêu diệt tế bào ung thư bằng hóa trị. 

Nghiên cứu này chắc chắn mang đến cho giới y học một cơ hội trị liệu độc đáo để tiêu diệt ung thư, ngăn chặn chúng quay lại tấn công cơ thể người bệnh.