Phật giáo Nam Tông có ăn chay không?

Việc ăn uống của người con Phật không giống nhau, tùy thuộc vào vùng văn hóa, quốc độ và thổ nhưỡng.  Vậy người tu tập theo Phật giáo Nam Tông có ăn chay không?

Đỗ Thu Nga
13:33 12/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phật giáo Nam Tông là gì?

Việt Nam là một trong những trung tâm phát triển sớm của Phật giáo thế giới, chứng kiến sự phát triển của cả hai trường phái Tiểu thừaĐại thừa với tư tưởng "từ bi hỉ xả", bình đẳng giữa các chúng sinh, khuyên răn con người nên làm điều thiện, tránh điều ác...

Và trong quá trình hình thành và phát triển, từ Ấn Độ Phật giáo đã truyền sang nhiều quốc gia lân cận, ra khu vực Á Đông và lan sang hàng trăm quốc gia trên thế giới. Sự phát triển này đi theo 2 hướng về phương Bắc gọi là Phật giáo Bắc Tông (mang tư tưởng Đại thừa). Còn về phương Nam thì gọi là Phật giáo Nam Tông (mang tư tưởng Tiểu Thừa).

phat-giao-nam-tong-co-an-chay-khong
Phật giáo Nam Tông hay còn có tên gọi khác là Phật giáo Nguyên thủy

Vậy Phật giáo Nam Tông là gì? Phật giáo Nam Tông (hay Phật giáo Nguyên thủy) là một trường phái của Phật giáo do Mục Kiền Liên Tử Đế Tu thành lập. Phật giáo Nguyên thủy là thuật ngữ dùng để chỉ Phật giáo ở giai đoạn đầu, kể từ khi Tất Đạt Đa sáng lập Phật giáo đến trước đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ 2 ở thành phố Vasili. 

Phật giáo Nam Tông phổ biên sở Sri Lanka, Campuchia, Thái Lan, Lào và Miến Điện (Myanmar), nên truyền thống này còn được gọi là Phật giáo Nam Tông. Phật giáo Nam Tông tin rằng, giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu của Đức Phật. Song họ không nhấn mạnh quá nhiều về niềm tin của các giáo lý theo cách cực đoan, mà họ xem nó như một công cụ để mọi người hiểu được chân lý thông qua sự trải nghiệm cá nhân.

Theo ghi chép của nhà Phật, năm 250 TCN, Phật giáo Nam Tông được đưa về Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) bởi cao tăng Ma Hi Đà (con vua A Dục). Về cơ bản Phật giáo Nam Tông và Phật giáo ngày nay đều thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị La Hán khác. Tuy nhiên, Phật giáo ngày nay còn thờ nhiều vị bồ tát khác.

Một số giáo lý của Phật giáo Nam Tông có ghi, vào thế kỷ thứ 3 TCN, Phật giáo Nam Tông lan rộng ra khắp châu Á. Khi đó có nhiều diễn giải khác nhau về giáo lý của Đức Phật dẫn đến việc thành lập nhiều tông phái khác. Các giáo lý Nam Tông được truyền vào Tích Lan ((Sri Lanka ngày nay) và ghi lại bằng văn bản dựa trên tiếng Pali (một ngôn ngữ Indo-Aryan liên quan đến tiếng Phạn) vào thế kỷ thứ nhất SCN, và hình thành kinh điển đầu tiên của Phật giáo là Tripitaka-Tripitaka (kinh Tạng Pali).

phat-giao-nam-tong-co-an-chay-khong-1
Phật giáo Nam Tông du nhập vào Việt Nam khá muộn

Phật giáo Nam Tông đến Thái Lan vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN và trở thành tôn giáo chính thức của cả nước vào thế kỷ 13 sau khi vương quốc Sukhothai thành lập.

Phật giáo Nam Tông có khi được gọi là "Phật giáo Tiểu thừa" - Mahayana Buddhism” (Lesser Vehicle), ngược lại với “Phật giáo Đại thừa – Mahayana Buddhism” (Greater Vehicle). Từ "Tiểu thuweaf" có nguồn gốc từ những cuộc phân ra sớm trong cộng đồng Phật giáo. Khi giáo pháp Phật tiếp tục lan truyền khắp Ấn Độ sau khi Đức Phật nhập diệt, thì các diễn giả khác nhau về những lời dạy ban đầu xuất hiện, dẫn đến sự phân chia Tăng đoàn, hình thành Phật giáo Đại thừa (Phật giáo Bắc Tông).

Tiểu thừa tức là thừa hưởng những lời dạy cơ bản của Đức Phật. Ngày nay, các học giải của nhiều trường phái Phật giáo đôi khi vẫn sử dụng thuật ngữ "Tiểu thừa". Song để tránh hiểu nhầm giữa 2 nhánh chính của Phật giáo nên các học giả đề xuất sử dụng từ ngữ trung lập là Phật giáo Nam Tông (Nam truyền Phật giáo) và Phật giáo Bắc Tông (Bắc truyền Phật giáo). Tại Việt Nam, Phật giáo Đại thừa là trường phái chính và Tịnh Độ Tông là phái phổ biến tại đây.

Ngôn ngữ trong các văn bản kinh điển của Phật giáo Nam Tông là tiếng Pali, một ngôn ngữ phổ biến ở trung tâm Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hầu hết các bài thuyết pháp của Đức Phật giáo cho đều được Tôn giả An Nan ghi nhớ. Sau khi Đức Phật qua đời vào khoảng năm 480 TCN, cộng đồng các nhà sư và Tôn Giả A Nan được triệu tập đến để đọc tất cả các bài  thuyết giảng mà họ nghe trong vòng 45 năm giảng dạy của Đức Phật. 

Theo đó, mỗi bài giảng đều bắt đầu bằng câu "tôi đã nghe nói như vậy". Các giáo lý được thông qua cộng đồng tu viện bằng hình thức truyền miệng. Cho đến nay, kinh Tạng Pali đã tồn tại trong nhiều thế kỷ như một hướng dẫn không thể thiếu đối với hàng triệu Phật tử trong việc tìm kiếm giác ngộ.

Theo sử liệu thì Phật giáo Nam tông chỉ mới được du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm cuối thập kỷ 1930. Như vậy, Phật giáo Nam Tông Việt Nam chỉ mới có mặt và thường tập trung tại TP Hồ Chí Minh. So với bề dày của Phật giáo Bắc Tông trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam thì Phật giáo Nam Tông còn khá khiêm tốn. Song trong 70 năm tồn tại và phát triển tại Việt Nam, Phật giáo Nam Tông cũng có những đóng góp nhất định.

Tông chỉ tu tập và giáo lý của Phật giáo Nguyên thủy

Phật giáo Nam Tông nhấn mạnh đến việc tự giải phóng thông qua những nỗ lực của cá nhân. Phương tiện chính để đạt được giác ngộ trong truyền thống Theravada là thông qua thiền Theravada hay thiền Minh Sát. Thiền Theravada nhấn mạnh sự tuân thủ kỷ luật về cơ thể, tư tưởng và kết nối. Với các giáo lý do là: "Tránh xa những điều xấu, tích lũy mọi điều tốt lành và thanh lọc tâm trí mình”.

Thiền là phương thức chính của Phật giáo Nguyên thủy có thể thay đổi bản thân. Vì thế họ dành nhiều thời gian cho việc thiền. 

Bên cạnh đó, Phật giáo Nam Tông còn nhấn mạnh tầm quan trọng của tu viện. Hầu hết các nhà sư Phật giáo Nam Tông dành nhiều thời gian cho tu viện. Một số người tham gia khi mới 7 tuổi. Một số người mới  được gọi là Sa-di (Samanera) và một tu sĩ được gọi là Tỳ kheo. Cộng đồng tu viện như một toàn thể được gọi là Tăng đoàn.

phat-giao-nam-tong-co-an-chay-khong
Lễ Dâng y của phật giáo Nam Tông

Các nhà sư được đào tạo phải nắm rõ 227 quy tắc. Trong những quy tắc này hay giới luật là năm điều được thực hiện bởi tất cả những người cố gắng tuân theo lối sống của Phật giáo. Ngũ giới là thực hiện các quy tắc đào tạo để:

- Không được làm hại chúng sinh

- Không được lấy những thứ không được cho phép

- Kiềm chế hành vi sai trái tình dục

- Ngăn lời nói sai: Chẳng hạn như nói dối, trò chuyện nhàn rỗi, lời nói độc ác hoặc phát biểu cay nghiệt

- Không sử dụng những thứ gây nghiện

Phật giáo Nam Tông có 2 giáo lý là Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Phật giáo Nam Tông có một số đặc điểm cơ bản như:

- An cư và Dâng y

- Ẩm thực

- Tam y và nhất bát

- Kiến trúc và tôn thờ 

Phật giáo Nam Tông có ăn chay không?

Đạo Phật tùy theo lập trường và quan điểm của mỗi hệ phái mà hình thức ăn chay cũng khác biệt. Người xuất gia ăn chay không chỉ vì trưởng dưỡng lòng từ bi mà còn vì sức khỏe bản thân.

Theo Tam Tạng Kinh Điển dịch ra từ Pali (Phật giáo Nam Tông hay Phật giáo Nguyên thủy) vốn xem là gần gũi nhất với lời Phật dạy và sinh hoạt của tăng đoàn thời Phật, không hề thấy có giới luật ăn chay. Tỳ - kheo đi khất thực ai có tấm lòng cho gì ăn đấy. 

Ở thời kỳ đầu của đạo Phật, do điều kiện khách quan còn nhiều khó khăn, chưa thể hoạt động mạnh mẽ ở mọi phương diện nên đức Phật phải tùy nghi phương tiện khất thực để hoằng phát, vừa phát triển, vừa sinh tồn.

Theo đó, các quốc gia theo Đạo Phật hay các hệ phái Phật giáo có cách ăn uống khác nhau. Điều này do tâm chúng sinh khác biệt, do căn cơ và môi trường sinh sống của chúng sinh khác biệt, lại do không gian và thời gian khác biệt.

phat-giao-nam-tong-co-an-chay-khong
Tăng ni của Phật giáo Nam Tông được thọ dụng thịt cá

Có nhiều quốc gia không có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào thì họ dùng tạm thực phần từ thịt. Ví dụ, ở vùng hoang mạc hay vùng tuyết phủ quanh năm, họ dự trữ thực phẩm từ động vật bằng cách phơi khô, nướng... 

Được biết, người Phật giáo tu theo hệ Phật giáo Bắc Tông ăn chay trường nghiêm túc nhưng ăn rất cầu kỳ. Còn tu theo Phật giáo Nam Tông, người xuất gia được phép thọ dụng các thức ăn từ động vật như thịt, cá... do cúng dường (gọi là tam tịnh nhục - không thấy, không nghe, không nghi). 

Song theo truyền thống Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc, người xuất gia không được ăn mặn, cho dù những loại thịt đó là tam tịnh nhục. 

Tại Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính là Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó, Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư Tăng ni của Nam Tông thò dùng thực mặn. 

Tuy nhiên, Đức Phật vẫn khuyến khích nên ăn chạy. Mục đích ăn chay của đạo Phật là tôn trọng và bảo vệ sự sống - một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo. Không sát sinh là giới luật nhằm bảo vệ sự sống, ăn chay đối với những người theo đạo Phật chính là sự thực hành cụ thể đặc điểm này.

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận