Cô giáo còn dặn thêm, các bạn sinh mang theo cà chua đi học và viết tên những người mình ghét lên quả cà chua đó.
Cô nói tiếp: "Các em ghét bao nhiêu người thì dùng bấy nhiêu quả cà chua, số lượng phải tương ứng".
Các em học sinh viết tên người mình ghét lên quả cà chua, rồi để chúng vào các túi nilong, ngày hôm sau mang chúng đến lớp.
Đến lúc này, các em học sinh vẫn chưa hiểu mục đích yêu cầu của cô giáo để làm gì.
Ngày hôm sau, các em học sinh làm đúng lời cô dặn khi đến lớp. Có bạn mang theo 2 quả cà chua, có người mang 3 quả, 5 quả, còn có em mang theo 20 quả...
Trong tiết học, cô giáo nói: "Trong vòng 2 tuần, các em hãy chăm sóc cho số cà chua này, mang chúng theo bên mình".
Mỗi ngày trôi qua, quả cà chua bắt đầu đổi mùi, héo đi, các em học sinh cũng bắt đầu than thở. Có người mang bên mình cả một đống cà chua. Các em nói: "Thật là chịu không nổi mùi cà chua hỏng nữa rồi, hơn nữa thật sự rất nặng, rất khó mang theo".
Một tuần sau, cô giáo hỏi: "Mọi người cảm thấy thế nào"? Các em học sinh lại than thở, cà chua vừa nặng vừa có mùi, thật sự khó chịu.
Cuối cùng cô giáo đã giải đáp như sau: "Khi các em không thích ai đó, những thứ mà các em để trong lòng cũng giống như số cà chua hỏng vậy, sự oán hận không tốt cho trái tim, đi đến đâu cũng mang oán hận theo đến đó. Nếu mùi cà chua hỏng khiến các em không chịu nổi, vậy thì hãy thử tưởng tượng nỗi oán hận mà các em mang theo mỗi ngày sẽ khiến lòng các em khổ sở đến mức nào.
Trường học không chỉ là nơi học đọc, học viết hay tính toán, còn có những giá trị quan trọng hơn và cũng là điều thầy cô cần ở các em, ví dụ như biết tôn trọng người khác. Dù họ đối xử với chúng ta không tốt thì cũng phải giữ sự hòa nhã, quện đi những người đã làm mình buồn.
Chúng ta đều sẽ phạm sai lầm và đều cần được khoan dung. Đừng cứ nhìn vào lỗi lầm của người khác, mà hãy chỉ thấy ưu điểm của họ.
Một nụ cười, một lời nói tốt đẹp có thể sẽ soi sáng cuộc sống người khác, khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn".
Xem thêm: Lắng nghe và chờ đời - Câu chuyện nhân văn sâu sắc