Trong những năm gần đây số lượng sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài càng tăng và phổ biến. Tuy nhiên, sau khi chuẩn bị kết thúc quá trình học tập ở nước ngoài có rất nhiều bạn băn khoăn về vấn đề ở lại hay trở về. Vấn đề này xuất phát từ mâu thuẫn du học sinh muốn về làm việc và cống hiến cho đất nước, nhưng môi trường làm việc trong nước liệu có phát huy được năng lực của họ? Liệu họ có chọn được một vị trí phù hợp? Liệu họ có được đãi ngộ xứng đáng? Đó là những thắc mắc gây mâu thuẫn trong suy nghĩ và khiến những du học sinh phân vân rằng có nên trở về hay ở lại đất nước mà họ đang du học? Nếu ai cũng chọn ở lại sẽ gây nên tình trạng “chảy máu chất xám”, nhân tài không phục vụ cho đất nước phát triển. Khi trở lại quê hương, với vốn kiến thức hiện đại và mới mẻ đã có, du học sinh có thể có cơ hội vận dụng kiến thức vào công việc, có môi trường để cọ sát và phát triển khi nền kinh tế của nước nhà đang không ngừng đổi mới hiện đại. Một minh chứng rõ rệt nhất đó là chị Cao Phương Hà, cựu sinh viên đại học Havard, hiện chị đang là tổng giám đốc Street job Việt Nam, chị tâm sự sau 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài, chị quyết định quay về Việt Nam lập nghiệp, điều chị học được trong những năm tháng du học đó là sự tự tin nhất định ở bản thân, sự nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội và dễ dàng hội nhập với những xu thế mới.
Nhưng sau khi thử sức công việc ở một công ty truyền thông hơn 2 tháng, chị nhận ra văn hóa quản trị quá khác biệt khiến chị cảm thấy gò bó nên quyết định ra đi. Thậm chí mãi sau này khi đảm nhận vị trí cấp cao ở Street Job,chị vẫn gặp khó khăn trong việc thay đổi cho phù hợp với môi trường làm việc. Qua đây, chúng ta có thể thấy, sau khi du học chúng ta có quyết định ở lại hay trở về đều có những điều thuận lợi và cũng có những điều bất cập riêng. Bởi nên, quyết định ở lại hay trở về là ở suy nghĩ và nhận thức của mỗi bạn trẻ nhưng một điều hơn cả là với đất nước Việt Nam ta vẫn chỉ là một nước đang phát triển, nên rất cần những bước thay đổi mới mẻ của các bạn, dù các bạn có đi đâu và về đâu thì vẫn mang trong mình “máu đỏ da vàng” của người con đất Việt, vận mệnh tương lai của đất nước phát triển đi lên hay cứ trì chệ tất cả đều do các bạn quyết định!
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: Hãy hiền dịu bao dung với tất cả mọi người, trừ chính bạn