NLXH 200 chữ đáng suy ngẫm

Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó.

NLXH 200 chữ đáng suy ngẫm

Bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó.

ĐỀ BÀI:

Có ý kiến cho rằng, bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

BÀI VIẾT:

Đã bao giờ bạn tiếc nuối vì cuộc sống của mình bị thay đổi? Bạn ước rằng mình có thể quay lại với bạn của ngày hôm qua? Nếu bạn trả lời “vâng” cho bất kì câu hỏi nào trên đây, có khả năng bạn đang chìm đắm trong quá khứ. Có ai đó đã từng nói rằng: “bạn sẽ khó mà có thể bắt đầu viết chương tiếp theo của cuộc đời mình khi mà bạn cứ đọc mãi những chương trước đó”. Cuộc sống của chúng ta giống như một cuốn sách mà mỗi bước ngoặt là một chương trong cuốn sách đó. Chương tiếp theo của cuộc đời mình là sự thay đổi, là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự bước tiếp trên hành trình tiến tới thành công của mỗi người. Cứ đọc mãi những chương trước đó có nghĩa là ta cứ nghĩ mãi về những việc xảy ra trong quá khứ, giữ mãi hoài niệm cũ, không chịu thay đổi cách nghĩ, cách làm. Con người cần phải nhìn về phía trước, cần thay đổi đúng lúc, nỗ lực trong mọi hành động và mang trong mình niềm tin, hy vọng hướng tới tương lai tươi sáng. Khi con người cứ sống trong quá khứ đau khổ, thì chính quá khứ sẽ giết chết đi sự sống và niềm tin vào sự sống của chính họ.

Khi con người cứ mãi “ngủ quên” trong quá khứ chiến thắng thì khiến cho bản thân trở nên tự phụ, kiêu căng trong sự thỏa mãn với chính mình. Thật ngưỡng mộ biết bao những con người kém may mắn bị bệnh tật đeo bám nhưng họ đã vượt qua được nỗi bất hạnh của bản thân trong quá khứ và hiện tại để hướng tới một trang mới của cuộc đời, khẳng định sự tồn tại của bản thân trước cuộc sống: Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký hay cô nữ sinh Nhật Bản Kito Aya.. Mặc dù thế, trong cuộc sống vẫn có biết bao những con người luôn sống trong mặc cảm quá khứ, không chấp nhận và đối diện trực tiếp với bản thân mà rơi vào tiêu cực. Đó là một điều bất hạnh và đáng thương! Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI phải đối diện với biết bao vấn đề trong cuộc sống đặt ra, dù quá khứ có đau đớn hay tốt đẹp nhưng chúng ta cũng đừng quên quá khứ. Quá khứ có thể trở thành hoài niệm tươi đẹp, tương lai có trở nên tươi sáng ấy chính là nhờ suy nghĩ và hành động của các bạn trong hiện tại ngày hôm nay.

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Lạc lối có nghĩa là đường nào cũng thế"