Câu nói này được lan truyền rộng rãi, tôi tin rằng nhiều người đã từng nghe qua, đặc biệt là những người già lớn lên ở nông thôn. Về phần ý nghĩa được truyền tải trong câu chữ, bạn cũng biết phải không?
1. Món không bày ba
Câu này có nghĩa là khi mời mọi người ăn tối, đừng chỉ phục vụ ba món ăn.
Một là ba món sẽ trùng với văn hóa tế lễ. Trong các lễ cúng tế xưa thường dọn ba món ăn. Những món ăn này được làm từ những gia súc nuôi trong nhà, thông thường là cừu, lợn cá hoặc gà.
Nếu chỉ dọn ra ba món cho khách thì có thể sẽ khiến người ta cảm thấy mình đang bị cúng tế, điều này giống như việc người khác đặt ba nén hương trước mặt mình, điều này dễ khiến cho người ăn không thoải mái.
Thứ hai là từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Người xưa luôn thích cầu điềm lành trong sum họp. Nhưng “tam – ba và “tán – tản ra” đồng âm, thay vì hiểu là 3 món, lại dường như ngụ ý rằng tiệc tùng sẽ bị phân tán một cách vội vàng, và nó trái ngược với chủ đề sum họp gia đình, bạn bè ấm cúng.
Thứ ba là văn học dân gian truyền thống. Như người xưa có câu: “Vua ba đĩa, rùa tám đĩa.” Nếu trên bàn ăn chỉ có ba đĩa thì sẽ dễ khiến người ta cảm thấy bữa ăn quá đơn giản, đạm bạc, thậm chí nếu có khách đến dùng bữa, họ sẽ cảm thấy gia chủ quá xuề xòa và thiếu tôn trọng.
2. Đũa không chia năm
Năm chiếc đũa chắc chắn không đáp ứng đủ nhu cầu của bữa ăn, vì khi dùng thì phải dùng đôi đũa, không thể dùng một chiếc đũa để gắp món ăn. Hơn nữa chiều dài của những chiếc đũa phải bằng nhau.
Một là tôn trọng khách. Nếu như bày ra năm chiếc đũa, tức là lấy ra thừa hoặc thiếu một chiếc đũa, dường như không tính đến đũa của khách. Điều này cho thấy chủ nhà không chú tâm đến việc tiếp đãi khách và tất nhiên rất dễ gây khó chịu cho vị khách này vậy.
Thứ hai là nếu đôi đũa không đồng đều và dài ngắn khác nhau, người ta cảm thấy mình không được tôn trọng, nhất định sẽ nghĩ đến chuyện “ba dài, hai ngắn”, bản thân điều này đã là một điều cấm kỵ trong văn hóa cổ Trung Hoa.
Thứ ba là dễ khiến người ta lại cảm giác tiếc nuối. Vì đũa được dùng theo cặp, nếu số lượng ít, đó là sự lãng phí quá mức hoặc sự chuẩn bị không đầy đủ, cho thấy sự chuẩn bị cho bữa ăn không được cẩn thận và chu đáo.
Đồng thời, khi dùng đũa phải chú ý không được gõ vào chén, bát hoặc là cắm chúng vào cơm, nhìn sẽ giống như nén nhang cắm vào bát cơm, cũng là một điều kiêng kỵ.
3. Chỗ không xếp sáu
Điều này có nghĩa là, không nên ăn sáu người một bàn.
Một là nếu chỉ có sáu người ăn mà ngồi bàn hình vuông, thì xét từ góc độ tổng thể bố cục, nó trông giống như một con rùa có bốn chân kèm thêm 1 đầu và 1 đuôi. Điều trớ trêu là dân gian sử dụng câu nói “sáu người chớ ngồi trên ghế rùa”, vậy nên kiệng kỵ cách ngồi này.
Thứ hai là trong những bữa yến tiệc thời xưa, bàn thường được trang bị tiêu chuẩn cho tám người, khách tự động lấp đầy chỗ trống. Nếu chỉ có 6 người ngồi như vậy có nghĩa là tỷ lệ trống ghế rất cao, 6 người không thể ăn hết 8 suất, là lãng phí đồ ăn.
Phong tục bị mai một
Thời đại đang phát triển, và một số quy tắc và kiêng kỵ trong ăn uống mà người xưa coi trọng đã bị mai một hoặc thay đổi cho thuận tiện với cuộc sống ngày nay.
Về không bày 3 món: Trong tiệc ngày nay, các món được mang ra từ từ, ăn hết lại mang tiếp, vừa được ăn đồ nóng, mà không ăn được nữa thì dừng lại, không phạm vào việc đồ ăn ba món, mà cũng hạn chế lãng phí đồ ăn.
Về đũa không chia năm: Hiện tại bữa tiệc thường gồm nhiều món ăn u – Á, bộ đồ ăn có thể còn nhiều loại dao dĩa, ly tách, bát đũa… đã xếp thành từng bộ nên khó xảy ra việc lẻ chiếc đũa nào. Mỗi người sẽ có 1 bộ đĩa ăn, tự chọn đồ ăn cho riêng mình, lịch sự và văn minh.
Về chỗ không xếp sáu: Nhiều gia đình dùng bàn ăn hình tròn, sáu người có thể xếp thành hình tròn, trông sẽ không giống ba ba hay con rùa. Bàn tròn cũng có thể giải quyết được vấn đề hơn kém về chỗ ngồi, trên bàn tròn thì mỗi chỗ ngồi đều có vị thế ngang nhau.
Xem thêm: "7 không ra khỏi cửa, 8 không trở về nhà" - ý cổ nhân là gì?