Những ai còn ôm tư tưởng "tên xấu ảnh hưởng cả đời", xin hãy dành 1 phút đọc bài biết này
Những người còn nghĩ "tên xấu ảnh hưởng cả đời" là những người vẫn còn sân si trong lòng. Nếu sân si ăn sâu bám rễ thì chắc chắn cuộc đời không thể có an yên.
Chuyện kể rằng, có một người tu hành lâu năm, đạt thần thông, bèn lên Thiên đường gõ cửa Thượng đến:
Thượng đế: Ai đó?
Người tu hành đáp: Tôi đây.
Thượng đế hỏi: Tôi là ai?
Người tu hành đáp: Tôi là tôi.
Thượng đế nói: Nếu tôi là tôi và ông là ông thì ở đây không có chỗ cho hai người cùng ở, hãy về đi.
Nghe thấy vậy, người kia đành quay về tu tiếp. Lần sau, người này lại lên, gõ cửa Thiên đường.
Thượng đế hỏi: Ai đấy.
Người tu hành đáp: Tôi là Ngài.
Thượng đế nói: Hãy vào.
Câu chuyện trên giúp chúng ta hiểu ra một điều: Chúng ta không phân biệt mình, không chấp nhận cái "ta" thì bao nhiêu người cũng là một, đều sống chung với nhau, hòa thuận và vui vẻ.
Lời Phật dạy đầy sâu lắng về cái tên của mỗi người
Cái tên của chúng ta cũng giống vậy, cha mẹ đặt cho mình tên, có khi lỡ bị đặt tên xấu và dần dần nó chấp chặt cái tên đó là mình, một khi có ai gọi cái tên ấy mà tán thán, khen là lạ lại thấy sung sướng, phấn khởi. Nhưng nếu vẫn là cái tên đó nhưng người đời bảo là xấu, là không hay thì ta buồn phiền, lo lắng.
Khi lớn lên, nghe người khác xưng hô với mình thiếu lịch sự chúng ta lại phiền lòng. Tại sao chỉ vì bị đặt tên xấu mà chúng ta cứ đau khổ, sống chết luân hồi triền miên với nó?
Vì thế, hãy nghe Phật dạy: "Vạn pháp đều như hóa như huyễn" thì ta không bao giờ đau khổ nữa, không phiền muộn nữa. Cái tên hay thậm chí cả thân thể này cũng chỉ là chúng ta "mượn tạm" để sống ở cõi này.
Đặt tên xấu hay tên đẹp không quá quan trọng, vì cái danh xưng là giả tạm, cái thân là giả hợp nên chúng ta hiểu được như vậy. Tất cả chúng ta an lạc, giải thoát. Cái tên đơn giản chỉ để phân biệt ta với người khác mà thôi, nếu bạn tự xem đó là xấu sẽ là xấu, xem đó là tốt sẽ là tốt cũng như bất cứ điều gì đang gắn với cuộc sống của chúng ta vậy.
Hãy xem người khác như là chúng ta thì sẽ thôi phán xét, thôi nghi hoặc hoặc thôi thù ghét ai đó. Đó là lý do mà từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên "thương người như thể thương thân". Điều này có nghĩa là ta yêu quý bản thân như nào hãy đối xử với người xung quanh như vậy.
Nếu gặp ai trong hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bệnh tật, túng thiếu... thì nên thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ. Nếu gặp ai giàu có thì hãy thể hiện thái độ vui mừng vì họ đã có cuộc sống tốt đẹp.
Đừng sống giả tạo, đừng nịnh bợ những người giàu có, nổi tiếng; đừng khinh bỉ chê bai những người nghèo khó. Đừng ganh tị với những người có cuộc sống thuận lợi, tốt đẹp hơn mình.
Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân“, nghĩa là: Điều gì bản thân mình không muốn thì chớ làm cho người khác. Hãy xem việc của người cũng như việc của mình. Không nên Người quân tử chính là như vậy, không ép buộc, cưỡng chế người khác, chỉ một lòng lấy thiện đãi người. Cả trong lễ nghi phương Đông và phương Tây, việc tôn trọng sở thích, quan điểm của người khác đều là biểu hiện của văn hoá, của sự thanh lịch.
Thực ra, chỉ có người hiểu biết mới dùng trí huệ thanh tịnh hóa giải tranh chấp, dùng thiện lương hoá giải hận thù, cuộc sống này mới có thể hoà hợp, viên dung, tươi đẹp hơn lên vậy.
Xem thêm: Phật chỉ dạy cách sống sao cho có "đại khí" để hiên ngang giữa trời đất
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận