Học sinh cần biết: Bài viết luận khác đoạn văn nghị luận xã hội như thế nào?

Tiến sĩ Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết khẳng định, bài viết luận và đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) có nhiều điểm khác biệt. Học sinh cần nắm chắc điều này để không lạc đề.

Đỗ Thu Nga
15:00 10/03/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khái niệm cần biết

Bài viết luận là gì?

Bài viết luận thường là một bài tóm lược ngắn có tính thực tế cao. Bài viết luận nhằm diễn tả, sàng lọc, chứng minh hay phân tích một đề tài nào đó. Các bạn học sinh phải viết bài luận trong bất kỳ một chủ đề nào, bất kỳ một cấp học nào, từ một bài kể về chuyến đi của trường đến bài phân tích một quá trình "nghiên cứu" nào đó quan trọng hơn ở bậc học cao hơn. 

Ở một số nước như Mỹ, Canada, bài luận có vai trò quan trọng trong giáo dục. Học sinh phổ thông được hướng dẫn cách viết bài luận đúng phương pháp và các bài luận nộp kèm đơn xin nhập học thường được các trường Đại học đòi hỏi để phục vụ cho việc tuyển sinh. 

Ở các trường Đại học trên thế giới, bài luận quan trọng vì nó là thước đo đánh giá năng lực sinh viên. Đôi khi bài luận sẽ quyết định tới 50% số điểm tổng kết môn học. 

Hoc-sinh-can-biet-Bai-viet-luan-khac-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-nhu-the-nao-8

Đoạn văn nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc, làm sáng tỏ cái đúng - sai, tốt xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra cách nhìn thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống.

Từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thay đổi cấu trúc và nội dung môn thi Ngữ văn. Về hình thức, không còn viết một bài văn hoàn chỉnh mà chỉ viết một đoạn văn khoảng 200 chữ. Về mặt nội dung cũng không còn trình bày suy nghĩ về một vấn đề độc lập mà là một vấn đề có liên quan đến nội dung đoạn Đọc - hiểu. 

Đoạn văn nghị luận xã hội thì có 2 dạng đề thường gặp: Nghị luận về một hiện tượng đời sống và Nghị luận về tư tưởng đạo lý.

Sự khác nhau giữa bài viết luận và đoạn văn NLXH

Bài viết luận

- Nội dung: Thực chất là kiểu bài văn nghị luận xã hội trước đây, luận về toàn bộ một vấn đề lớn thuộc về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng xã hội.

- Hình thức: Viết đúng cấu trúc ba phần của một bài văn với mở bài (giới thiệu vấn đề nghị luận); thân bài triển khai hệ thống luận điểm, tương đương với các khía cạnh/bình diện/ nội dung/ ý nhỏ… góp phần làm sáng rõ vấn đề lớn); kết bài (khái quát, nâng cao vấn đề vừa nghị luận).

- Dung lượng: khoảng 550 tới 600 từ (nghĩa là có thể từ 600 tới 1200 chữ).

- Thời gian viết: 60 phút.

Đoạn văn nghị luận xã hội

- Nội dung: Luận về một khía cạnh/một bình diện/một nội dung nhỏ trong vấn đề lớn thuộc về tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng xã hội.

Hoc-sinh-can-biet-Bai-viet-luan-khac-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-nhu-the-nao-7

- Hình thức: Có thể lựa chọn bất kì kiểu cấu trúc nào phù hợp, như qui nạp, diễn dịch, song hành, móc xích hay tổng – phân – hợp…, miễn là đúng hình thức một đoạn văn (không xuống dòng/chữ đầu câu đầu đoạn viết hoa và lùi vào một chữ).

- Dung lượng: khoảng 200 chữ.

- Thời gian viết khoảng 20 tới 25 phút.

Xem thêm: Kiến thức văn học [P9]: Vì sao tác phẩm văn học phải có tính chân thực?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận