Hãy tự hào về đất nước mình hơn một chút

Người phía bên phải là Vi Thần - học bá, thiên tài của đất nước Trung Quốc. Còn người phía bên trái bức ảnh, bạn có biết đó là ai không?

Đỗ Thu Nga
13:00 22/12/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đều biết người bên phải bức ảnh. Đó là Vi Đông Thần, hay còn gọi là Vi Thần, từng đạt các Huy chương vàng Toán quốc tế, hiện đang là tiến sĩ, giáo sư Toán học tại Đại học Bắc kinh. Giai thoại nổi tiếng về Vi Thần là "Nếu bài toán nào không biết làm có thể hỏi thầy cô, nếu như đến cả thầy cô cũng không biết cách giải hãy hỏi Vi Thần, nếu Vi Thần không thể giải được vậy là đề sai"... Vi thần nổi tiếng trên cả cộng đồng mạng Trung Quốc và Việt Nam. Sức hút của Vi Thần đến từ việc gắn bó với ngôi trường Đại Bắc - vốn là một ngôi trường đậm chất ngôn tình thanh xuân của Trung Quốc, qua hình ảnh hành động bất bình thường, tay luôn cầm chai nước và bánh bao. Có một nhận định trên TikTok Việt Nam rằng: "Cứ đăng Vi Thần là lên xu hướng".

Còn về người phía trái bức ảnh? Các bạn biết là ai không? Dám cá là có rất nhiều người không biết...

Đó là giáo sư Lê Anh Vinh, từng là giáo sư trẻ nhất Việt Nam ở tuổi 37 và đạt các Huy chương vàng - Huy chương bạc quốc tế toán học cấp quốc tế. Le Anh Vinh tốt nghiệp xuất sắc ĐH New South Wales và kiêm luôn sinh viên có bảng điểm cao nhất trong 15 năm gần nhất của trường đại học nằm trong top 5 trường lớn nhất nước Úc. Nhờ việc này, chàng trai Việt Nam đã nhận được học bổng toàn phần của MIT, STanford, Yale, Harvard... và Lê Anh Vin được rất nhiều lời mời giảng dạy ở quốc tế với đãi ngộ cực khủng, nhưng chọn về Việt Nam công hiến.

hay-tu-hao-ve-dat-nuoc-minh-hon-mot-chut-0

Năm 30 tuổi, Lê Anh Vinh được công nhận Phó Giáo sư, năm 34 tuổi đã trở thành Phó Viện trưởng Viện khoa học giáo dục Việt Nam,. Năm 37 tuổi, vừa là Giáo sư trẻ nhất Việt Nam và kiêm luôn Viện trưởng trẻ nhất Việt Nam. Năm 2017, Phó Giáo sư Lê Anh Vinh đã lãnh đạo đội tuyển Toán Việt Nam tham dự Kỳ thi Toán quốc tế IMO và đạt thành tích vô tiền khoáng hậu trong 43 năm lịch sử tham gia IMO của Việt Nam với 4 Huy chương vàng, đứng thứ 3 thế giới. 

Xin phép không so sánh các công trình, sự tài giỏi, năng lực của hai thiên tài toán học. Nhưng nếu như tìm từ khóa "Vi Thần" trên TikTok, các bạn sẽ thấy hàng trăm kết quả tìm kiếm, hàng triệu lượt xem, hàng chục ngàn bình luận từ cộng đồng mạng Việt Nam... Nhưng nếu tìm từ khóa "Lê Anh Vinh" hoặc "Giáo sư Lê Anh Vinh", các bạn sẽ chỉ tìm được một vài clip với thông số rất khiêm tốn. Không phải hình mẫu "nam chính ngôn tình" nhưng những con người như giáo sư Lê Anh Vinh, rất đáng để chúng ta biết đến nhiều hơn.

Tại sao lại như vậy? Tại sao một nhà toán học Trung Quốc lại được nhiều người biết hơn, ca tụng tại Việt Nam đến thế? Thậm chí nếu lướt bình luận, các bạn sẽ thấy những bình luận xấu xí như "Việt Nam chả có ai giỏi được như Vi Thần", "Vi Thần giỏi hơn cả ngành Toán học Việt Nam", "Vi Thần mà về Việt Nam thách đố thì chẳng ai có đủ sức"... Đọc bình luận mà buồn bã.

hay-tu-hao-ve-dat-nuoc-minh-hon-mot-chut-6
Vi Thần

Hồi đầu tháng 8 vừa qua tại Trung Quốc cũng có một tranh liên quan đến Vi Thần. Bắc Đại tổ chức một hội thảo cho cựu sinh viên Toán học đã thành danh nhưng không mời Vi Thần. Ngay lập tức, cư dân mạng Trung Quốc lên án ngôi trường này và đòi hủy sự kiện, phải mời Vi Thần tham gia, rồi còn nói rằng đây là một "diễn đàn tồi tệ" và "thiếu trình độ". Mặc cho những người tham gia là những nhà toán học lừng danh, có tên tuổi đến từ Princeton, Harvard, Yale, MIT, Stanford... Một nhà toán học từng lên tiếng ẩn danh rằng: "Toán học Trung Quốc không chỉ có Vi Thần, chúng tôi cũng nên được biết đến".

Sự thần thánh quá mức một cá nhân ngoại quốc như Vi Thần khiến cho nhiều người mất đi lòng tự tôn dân tộc, sự hiểu biết thường nhật và lương tri. Vi Thần giỏi là điều không ai phủ nhận, nhưng Vi Thần không phải là độc nhất. Sự tô vẽ quá mức của truyền thông Trung Quốc, thậm chí sự điều hướng của thuật toán TikTok (Douyin) đã khiến cả giới trẻ Việt Nam lẫn Trung Quốc nghĩ rằng Vi Thần là vị thần của toán học Trung Quốc và của cả thế giới... Đó là sai, chắc chắn rất sai.

(s.t)

Xem thêm: Tự hào: Việt Nam đoạt 3 huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế 2023

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận