I. Cách viết mở đoạn
Yêu cầu: Nêu tác giả, tác phẩm và yêu cầu của đề (phân tích nhân vật, tình huống...)
Các cách mở bài (1 câu văn ngắn):
- Dẫn lời nhà phê bình hoặc nhân định về nghệ thuật.
- Trích dẫn lời tâm sự của tác giả để liên hệ đến tác phẩm.
- Ví von văn học như một sứ mệnh cao cả, dẫn đến tác phẩm và nhân vật.
- Ví dụ: "Văn học như một thiên thần, nó mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Trong tác phẩm 'Chở con đi học', nhà văn Nguyễn Kim Châu đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh đó qua hình tượng người cha".
II. Cách viết thân đoạn
Phương pháp viết luận điểm 1
Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật (Nên phân tích theo diễn biến truyện bám vào cốt truyện).
Nội dung: Phân tích nội dung chính, phân tích từng hình ảnh, chi tiết trong truyện ngắn từ (Nên phân tích từng câu, từng hình ảnh một theo thứ tự xuất hiện theo bố cục để không bị sót ý, bám sát chi tiết để diễn giải, đánh giá).
Ví dụ
Khi phân tích truyện ngắn "Chở con đi học" ta bám sát vào các từ ngữ, chi tiết để phân tích, làm nổi bật nội dung truyện.
Nội dung: Đoạn văn nói về tình cảm và sự hi sinh của người cha dành cho con suốt cuộc đời.
Nghệ thuật: Tình huống truyện nhẹ nhàng, ngôn ngữ gần gũi, xây dựng hình ảnh người cha mang bóng dáng thân thuộc.
Phương pháp viết luận điểm 2
Viết luận điểm đánh giá:
- Yêu cầu: Đánh giá tổng quan về vấn đề nghị luận, phạm vi phân tích và mở rộng nêu ra là những cảm nhận, đánh giá cá nhân về tác giả, tác phẩm về nội dung và nghệ thuật (không gộp với kết bài).
- Trình tự viết.
- Nội dung: Khẳng định nội dung chính mà đề bài yêu cầu làm rõ (vấn đề nghị luận).
- Nghệ thuật: Khẳng định những đặc sắc nghệ thuật của dẫn chứng đã phân tích (nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể cho những đặc sắc nghệ thuật đó). Đánh giá về tình huống truyện, cách dẫn dắt, miêu tả tâm lý nhân vật, ngôn ngữ...
- Nếu nhận định hoặc liên hệ mở rộng với các tác phẩm khác cùng đề tài hoặc cùng giai đoạn sáng tác (nếu có).
Ví dụ:
Phân tích tác phẩm "Chở con đi học" - Nguyễn Kim Châu đã liên hệ hình ảnh nhân vật "Lão Hạc" Của Nam Cao:
Nếu trên dòng đời vội vã, thăm thẳm thời gian trôi qua chẳng có điểm dừng bạn chưa một lần cảm ơn cha, thì hãy một lần lắng nghe câu chuyện mở ra từ "Ba chở con đi học" để thấy từng cử chỉ nhỏ bé mà người ba đã gieo vào trái tim con mỗi ngày, rồi khi đã đủ cất cánh bay trên bầu trời của riêng mình chàng trai ấy vẫn nhớ như in sự cẩn thận, chu đáo nơi "cốc nước mía" ngọt ngào thì trong dáng tất cả của người cha đầy âu yếm, hình ảnh dung dị ấy khiến ta nhớ tới nhân vật Lão Lạc trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao đã khắc họa, khi cả một đời sẵn sàng hi sinh tất cả cho con, dù phải đánh đổi bằng cả mạng sống của mình.
III. Cách viết bài
Yêu cầu: Kết bài = Tổng kết lại vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích + Liên hệ, mở rộng.
Các đoạn mẫu:
- Cách 1: Như vậy, tác phẩm B của nhà văn A đã giúp người đọc cảm nhận được bài học mang giá trị sâu sắc, để rồi dù đã khép lại, nhưng giá trị của nó sẽ còn tồn tại mãi với thời gian.
- Cách 2: Khép lại những trang văn ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc bởi những cảm xúc được tác giả gieo vào lòng chúng ta không chỉ tồn tại cho hôm nay mà còn mãi sau này, chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt.
Ví dụ:
Khép lại những trang văn ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc bởi những cảm xúc được tác giả gieo vào lòng chúng ta không chỉ tồn tại cho hôm nay mà còn mãi cho mai sau, đó chính là điều đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm "Chở con đi học", cho nhà nhà văn Nguyễn Kim Châu trong nền văn chương rộng lớn, vĩ đại này.
Xem thêm: Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm "công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp..."