Gợi ý cách đặt câu chủ đề khi viết nghị luận về thơ

Các bạn học sinh nên lưu lại ngay để tham khảo và nâng cao kỹ năng của mình nhé!

Gợi ý cách đặt câu chủ đề khi viết nghị luận về thơ

Các bạn học sinh nên lưu lại ngay để tham khảo và nâng cao kỹ năng của mình nhé!

01

Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của những cảm xúc và khoảnh khắc. Chính qua bài thơ [TÊN BÀI THƠ], [TÊN TÁC GIẢ] đã nắm bắt và truyền tải một cách tuyệt vời [TÂM TRẠNG/CHỦ ĐỀ] thông qua hình ảnh thơ giàu sức gợi". 

Ví dụ: 

Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của những cảm xúc và khoảnh khắc. Chính qua bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt đã nắm bắt và tái hiện một cách đầy cảm động về tình cảm gia đình thiêng liêng qua hình ảnh bếp lửa của người bà". 

02

Phân tích cảm xúc, tâm trạng "Bài thơ [TÊN BÀI THƠ], [TÊN TÁC GIẢ] đã thể hiện rõ nét [TÂM TRẠNG/ CẢM XÚC] của mình trước [MỘT VẤN ĐỀ CUỘC SỐNG/THIÊN NHIÊN], để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc". 

Ví dụ:

"Bài thơ Tràng Giang, Huy Cận đã thể hiện nỗi buồn man mác, cô đơn trước không gian bao la của vũ trụ và cuộc đời".

03 

Phân tích tư tưởng, nội dung chính của bài thơ [TÊN BÀI THƠ] của [TÊN TÁC GIẢ] đã khắc họa sâu sắc [CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG CHÍNH] thông qua việc [NÊU PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHƯ HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ, CẢM XÚC].

Ví dụ:

Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh đã khắc họa một cách chân thực và lãng mạn những cung bậc cảm xúc trong tình yêu của người phụ nữ.

04

Thơ vốn dĩ là tiếng lòng sâu thẳm của con người, nơi mà từng hình ảnh, từng con chữ đều chứa đựng những cảm xúc mãnh liệt và chân thật. Trong bài thơ [TÊN BÀI THƠ], [TÊN TÁC GIẢ] đã để lại dấu ấn mạnh mẽ qua những cảm xúc về chủ đề tâm trạng.

05

Phân tích hình ảnh, biểu tượng "Hình ảnh [TÊN HÌNH ẢNH BIỂU TƯỢNG] trong bài thơ [TÊN BÀI THƠ] của [TÊN TÁC GIẢ] đã trở thành biểu tượng cho [Ý NGHĨA CHỦ ĐỀ] sâu sắc, góp phần làm nổi bật thông điệp của tác giả.

Ví dụ:

Hình ảnh con sóng trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh không chỉ biểu trưng cho những khát khao mãnh liệt của tình yêu, mà còn là tiếng lòng của người phụ nữ trong tình yêu.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Nghị luận về một chi tiết, tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học