TỐ HỮU
Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành) được mệnh danh là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến Việt Nam". Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị sâu sắc và mang tính dân tộc đậm đà.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Nguyễn Khoa Điềm xuất thân trong gia đình trí thức cách mạng ở Huế, bản thân ông tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sinh viên nên thơ ông rất giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén mang tâm tư của người trí thức...
Ông cũng là 1 trong những nhà thưo tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ như: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng Nhuận Cầm, Lê Anh Xuân...
KIM LÂN
Kim Lân là cây bút truyện nhắn vững vàng. Ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là "con đẻ của đồng ruộng". Những tác phẩm chính của ông: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
NGUYỄN TUÂN
Nhà văn Nguyễn Tuân có sở trường về tùy bút và ký. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Ông có các tác phẩm nổi bật như Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Tình chiến dịch, Đường vui, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi...
NGUYỄN THI
Ông là nhà văn - chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tác đã để lại nhiều bài học lớn cho cả một thế hệ nhà văn thời chống Mỹ. Ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.
NGUYỄN MINH CHÂU
Ông là nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Nguyễn Minh Châu đã khẳng định được bản sắc cá nhân bằng nét phong cách kết hợp hài hòa chất triết lý cuộc đời với chất trữ tình lãng mạn. Hình tượng nhân vật được soi thấu trong mối quan hệ đa chiều, phức tạp nhưng hài hòa và thống nhất trong tư tưởng đề cao, tôn vinh những giá trị cuộc sống.
NAM CAO
Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của phong trào lưu hiện thực phê phán thời kfy 1940 - 1945. Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954. Với 15 năm cầm bút, ông để lại 2 tiểu thuyết, 50 truyện ngắn, bút ký...
NGUYỄN TRUNG THÀNH
Ông là tác giả tiêu biểu trong cả 2 cuộc kháng chiến, gắn bó với Tây Nguyên. Thường xây dựng tính cách các anh hùng theo hơi hướng sử thi, lãng mạn.
TÔ HOÀI
Tô Hoài là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng đến những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường.
LƯU QUANG VŨ
Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Ông là nghệ sĩ đa tài, làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận... nhưng thành công nhất với kịch. Các tác phẩm chính như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Si-ta, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba da hàng thịt.
HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả ấn tượng trong văn học 12. Bác Hồ có tác phẩm ở cả mảng văn chính luận, truyện và kỳ, thơ ca.
Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Giọng văn chính luận rất đa dạng: Khi ôn tồn, thấu tình, đạt lý; khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn.
Truyện và ký: Giàu chất trí tuệ, tính hiện đại, tính chiến đấu, ngòi bút chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực, gần gũi, khi châm biếm sắc sảo, thâm thúy, tinh tế.
Thơ ca: Phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều bài cổ thi hàm súc, uyên thâm, nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ.
QUANG DŨNG
Nhà thơ Quang Dũng là người tài hoa, vẽ giỏi, hát hay, thơ hay. Quang Dũng sở hữu hồn thơ lãng mạn, nặng tình với quê hương đất nước. Bút pháp tài hoa, độc đáo, hài hòa giữa cảm hứng bi tráng và tâm hồn lãng mạn.
XUÂN QUỲNH
Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trở thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ của bà giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như tính cách luôn hết mình của bà. Những bài thờ có lúc đằm thắm, hạnh phúc nhưng cũng có lúc suy tư, đôi khi đau khổ.
Trang thơ của Xuân Quỳnh gần gũi vì được viết với sự đắm say của một người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ, vừa làm mẹ, gắn liền với khao khát hạnh phúc đời thường.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Ông thuộc thế hệ nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Dành phần lớn thơ ca của mình để viết về đề tài đất nước. Phong cách thơ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, vì vậy mà được coi là nhà thơ mang chất trữ tình chính trị.
Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Bổ sung thêm 33 nhận định hay về truyện ngắn