Đạt Ma Sư Tổ là ai và cách thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ như thế nào?

Đạt Ma Sư Tổ là vị Phật thứ 28 của nhà Phật. Đạt Ma Sư Tổ có gương mặt dữ tợn và được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật Trung Quốc.

Đỗ Thu Nga
11:11 13/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đạt Ma Sư Tổ là ai?

Đạt Ma Sư Tổ (Bồ đề đạt ma, 470 - 543), ông được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học cũng như Võ Thuật tới Trung Quốc. Ông được cho là đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm  dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông chính là "cha đẻ" của Thiền Phật giáo Trung Quốc.

Hiện nay có rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Truyền thuyết về nguồn gốc của ông cũng khác nhau. Tại Trung Quốc tồn tại 2 thuyết về ông, tại Ấn Độ truyền thuyết kể rằng, Bồ Đề Đạt Ma là con thứ 3 trong gia đình của một vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram, trong khi ở Nhật Bản truyền thuyết kể rằng ông đến từ Ba Tư.

Thậm chí, thời điểm ông đến Trung Quốc cũng khác nhau. Có thuyết cho rằng ông đến vào thời Lưu Tống (420-479) hay muộn hơn vào triều đại nhà Lương (502-557). Ông chủ yếu hoạt động tại lãnh thổ của các triều đại Bắc Ngụy (386-534). Thời kỳ truyền bá của ông khoảng vào đầu thế kỷ thứ 5. Đạt Ma Sư Tổ là ông tổ thứ 28 và cuối cùng sau Phật Thích Ca Mâu Ni của Thiền tông Ấn Độ và là Sơ tổ của Thiền tông Trung Quốc.

Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của Đạt Ma Đạt Sư nhưng trong đó truyền thuyết Đạt Ma Đạt Sư là người nước Hương Chí, nam Thiên Trúc là phổ biến nhất. Cụ thể:

Truyền thuyết kể rằng, Bồ Đề đạt Ma vốn tên là Bồ Đề Đa La - con trai thứ 3 của quốc vương nước Hương Chí, nam Thiên Trúc. Mặc dù được xem là ông tổ sáng lập ra trường phái Thiền tông Trung Quốc nhưng Đạt Ma Sư Tổ lại có nguồn gốc xuất thân từ bên Tây Thiên.

dat-ma-su-to-la-ai-9
Đạt Ma Sư Tổ là vị Phật thứ 28 của Phật giáo

Bát Nhã Đa La - vị tổ thứ 27 của nhà Phật trong một lần đến nước Hương Chí và gặp Bồ Đề Đạt Ma, thoạt nhìn vị vương tử này có rất nhiều nét đặc biệt, Bát Nhã Đa La mới bảo Đạt Ma cùng hai anh của mình bàn luận về chữ Tâm. Bát Nhã Đa La thấy Bồ Đề Đa La là người có ngộ tính cao, nhỏ tuổi nhưng đã nói được những điểm quan trọng của chữ Tâm, Bát Nhã Đa La khuyên Đạt Ma rằng: “Hoàng tử đối với chư pháp đã được thông đạt, vậy Hoàng tử nên lấy tên là Ðạt Ma, có nghĩa là rộng lớn, thông đạt”. Cũng kể từ đó, vị hoàng tử thứ 3 của Hướng Chí quốc lấy tên thành Đạt Ma, xuất gia làm sư và bái Bát Nhã Đa La làm thầy.

Sau nhiều năm tu hành, với trí thông minh và ngộ tính tuyệt vời của mình, Bồ Đề Đạt Ma được Bát Nhã Đ La lựa chọn là người thừa kế của mình, trở thành vị tổ thứ 28 của Phật giáo trên đất Thiên Trúc. Chuyện kể rằng, trước khi truyền pháp cho Đạt Ma, tổ thứ 27 Bát Nhã Đa La cho gọi Đạt Ma đến và hỏi: “Trong mọi thứ, thứ gì vô sắc?" Bồ Đề Đạt Ma đáp: "Vô sinh vô sắc". Bát Nhã Đa La lại hỏi tiếp: "Trong mọi thứ, cái gì vĩ đại nhất?" Bồ Đề Đạt Ma lại đáp: "Phật pháp vĩ đại nhất”, nghe xong, Bát Nhã Đa La quyết định chọn Đạt Ma làm truyền nhân thứ 28 của nhà Phật.

Sau khi Bát Nhã Đa La qua đời, Đạt Ma nhớ lời thầy dặn, phải xuất dương truyền pháp thì mới tạo nên sự nghiệp vũ đại nên khi tuổi đã cao mới xuống thuyền ra khơi đến Đông Thổ. Đó là vào khoảng những năm 520 sau Công nguyên, tức đời Vũ Đế nhà Lương. Vũ Đế vốn nổi tiếng là một người sùng Phật, xây biết bao nhiêu là chùa chiền cho nhà Phật, ngay khi nghe tin có vị đại sư từ Thiên Trúc tới Đông thổ truyền giáo, Vũ Đế liền mời đến kinh đô nước Lương là Kiến Nghiệp để gặp mặt và bàn chuyện Phật Pháp. Đạt Ma nhận lời mời và đến gặp Vũ Đế.

Cuộc gặp gỡ giữa Đạt Ma Sư Tổ và Vũ Đế được ngữ lục ghi lại như sau: Là một người phụng sự đạo Phật, Lương Vũ Đế đã cho xây trong nước mình nhiều chùa chiền, bảo tháp.

Vũ Đế hỏi nhà sư Ấn Độ: "Trẫm từ lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?"

Đạt Ma đáp: "Không có công đức."

- "Tại sao không công đức."

- "Bởi vì những việc vừa làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật."

- "Vậy công đức chân thật là gì?"

Sư đáp: "Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được."

Vua lại hỏi: "Nghĩa tối cao của thánh đế là gì?"

- "Một khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh."

- "Ai đang đối diện với trẫm đây?"

- "Tôi không biết."

Đó là những lời khai thị về yếu tính Phật pháp rất rõ ràng, nhưng Vũ Đế không lĩnh hội.

Lương Vũ Ðế sai người tiễn khách. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn.

Tương truyền, khi ngài Bồ Đề Đạt Ma ra đi, Lương Vũ Ðế gặp hòa thượng Chí Công, bèn kể lại câu chuyện. Hòa thượng Chí Công hỏi:

- Bây giờ bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?

Vũ Ðế đáp:

- Không biết.

Hòa thượng nói:

- Ðó là đại sĩ Quan Âm tới truyền tâm ấn Phật.

Vũ Ðế hối tiếc, sai sứ đi thỉnh, nhưng ngài Bồ Ðề Ðạt Ma không quay trở lại. Sau này hồi tưởng chuyện cũ, Lương Võ Ðế tự soạn văn bia như sau:

Hỡi ôi!

Thấy như chẳng thấy

Gặp như chẳng gặp

Ðối mặt như chẳng đối mặt

Xưa đâu nay đâu

Oán bấy hận bấy . .

Tại sao mà đến nỗi vua Lương Võ Ðế mang hận như vậy? Đó là vì nhà vua không phân biệt được giữa phước đức hậu lậu do làm việc thiện sẽ được hưởng phước báo trong vòng nhân quả tương đối và công đức vô lậu do tu hành có công năng vượt qua được dòng sông sinh tử. Vì sự hiểu lầm này mà nhà vua coi trọng vấn đề bố thí làm phước, tưởng như đã đủ trên con đường tu hành, mà không quan tấm đến vấn đề tu chứng.

Về phần ngài Bồ Đề Đạt Ma, ngài là một thiền sư đắc đạo, ngài dạy cái cốt tủy, thuộc về Phật thừa. Ngài dạy người tu để giác ngộ thành Phật. Cho nên Lương Vũ Đế không hiểu được ngài.

Qua lần nói chuyện đó, Đạt Ma biết rằng, lý tưởng Phật giáo của Vũ Đế không giống với mình, khó có thể phát huy được những tư tưởng của mình, nên quyết định cáo từ. Chuyện kể rằng, sau khi từ biệt Vũ Đế, Đạt Ma lấy một cọng cỏ ném xuống sông rồi đứng trên cọng cỏ mà qua sông Dương Tử, đi về phía bắc, đến thành Lạc Dương, kinh đô Bắc Ngụy. Năm Hiếu Xương thứ 3 đời vua Hiếu Minh Đế nhà Bắc Ngụy (tức năm 527), Đạt Ma lên Tung Sơn đến Thiếu Lâm Tự truyền bá Thiền tông. Đó là thời điểm diễn ra sự tích 9 năm thiền định nổi tiếng của Bồ Đề Đạt Ma.

Vì sao Đạt Ma Sư Tổ mất một chiếc dép?

Tương truyền, sau khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma viên tịch, ba năm sau, Tống Vân (nhà Ngụy) đi Tây Vực về, gặp Tổ Đạt Ma tại ngọn núi Thông Lãnh, thấy Tổ quảy sau lưng một chiếc dép, một mình đi mau như bay, Tống Vân hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: "Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc rồi!”. Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc dép đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, nói: “Ngươi hãy dùng chiếc dép này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”. Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân thấy việc Đạt Ma nói rất đúng nên đem Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh đế tâu lên vua Hiếu Trang mới vừa tức vị. Nhà vua không tin nên đã lệnh tống giam Tống Vân trong ngục tối.

dat-ma-su-to-la-ai-4

Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vân đến và hỏ rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng. Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc dép cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua. Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

Về Đạt Ma, câu thơ nhà Phật vẫn nói: "Dép cỏ lối về còn hiển hiện/ Hoa đàm tuy rụng vẫn dư hương". Ngoài ra còn có một số câu chuyện khác nữa những mỗi câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng ý nghĩa của tượng gỗ Đạt Ma quẩy một chiếc giày vẫn tồn tại và được lưu truyền rộng rãi trong giới Phật giáo. 

Hình ảnh chiếc giày như muốn nói rằng, cuộc đời thật sự cũng chỉ là một cõi đến đi mà thôi. Hình ảnh sư Đạt Ma cùng chiếc giày cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trên trần gian. Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giàu lên vai là biểu tượng cho sự giác ngộ.

Việc Đạt Ma Sư Tổ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu luyến dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh tổ sư Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực với đời. 

Cách thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ thế nào?

Như đã chia sẻ, Đạt Ma Sư Tổ có công lớn trong việc truyền đạo phật trên toàn thế giới, điển hình là tới Trung Quốc. Ngài đã ngồi thiền định 9 năm tại chân núi Tùng Sơn - nơi có Chùa thiếu lâm tự. Với Công phu thiền định thâm hậu, ngài đã sáng lập ra Thiền Công và cũng là người đặt tiền đề cho môn võ thiếu lâm tự lừng danh thế giới.

Trước khi thỉnh tượng Đạt Ma Sư Tổ cần xác định:

- Tượng được thỉnh thờ ở đâu: Tượng Bồ Đề Đạt Ma thường được đặt tại nhà Tổ; Thỉnh tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ thờ tại gia; Thỉnh tượng Phật đặt trong xe hơi (xe ô tô).

- Xác định ngân sách thỉnh tượng để lựa chọn những chất liệu, kích thước tượng Phật phù hợp nhất trong khoảng ngân sách của mình

- Xác định thời gian sản xuất tượng Phật có đáp ứng được ngày an vị tượng đã định sẵn hay không?

dat-ma-su-to-la-ai
Tượng Đạt Ma Sư Tổn phải được đặt ở vị trí tôn nghiêm trong nhà

- Dựa vào chất liệu, ngân sách, thời gian đã định ở trên để lựa chọn cơ sở sản xuất, cửa hàng cung cấp tượng Phật phù hợp nhất.

- Xác định phương thức thanh toán tại cơ sở điêu khắc, cửa hàng mua bán tượng Phật.

- Cùng chiêm ngưỡng nét chân dung tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư tổ do cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia tôn tạo.

Sau khi thỉnh được tượng Đạt Ma Sư Tổ, các Phật tử cần lưu ý về những điều cấm kỵ sau:

- Tuyệt đối không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.

- Không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận