Chính điện Lam Kinh - công trình gỗ lim lớn nhất Việt Nam chính thức mở cửa đón khách

Sau thời gian dài phục dựng, ngày 2/4, Chính điện Lam Kinh đã chính thức mở cửa đón khách tham quan.

Đỗ Thu Nga
09:19 08/04/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào ngày 2/4, tại khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ ra mắt sản phẩm du lịch thông minh MobiFone Smart Travel và mở cửa Chính điện Lam Kinh, chính thức tiếp đón du khách tham quan.

Theo đó, trên ứng dụng MobiFone Smart Travel, các di tích, danh lam thắng cảnh như Lam Kinh (huyện Thọ Xuân),Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc), Am Tiên (huyện Triệu Sơn), Pù Luông (huyện Bá Thước)…được tái hiện qua hình ảnh; thông tin hướng dẫn chi tiết, giúp du khách, nhà nghiên cứu chiêm ngưỡng và hiểu hơn về các di tích, danh lam thắng cảnh.

Cũng tại buổi lễ, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chính thức công bố hoàn thành việc phục dựng Chính điện Lam Kinh, chính thức mở cửa đón khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu từ ngày 2/4/2022.

Chinh-dien-Lam-Kinh-mo-cua-don-khach-tu-bao-gio-0
Chính điện Lam Kinh mở cửa đón khách

Chính điện Lam Kinh nằm trong khu di tích Lam Kinh, cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa khoảng 50km. Khu di tích này rộng 200 ha (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi lấy niên hiệu Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt.

Nhà vua đóng đô ở Thăng Long (Hà Nội) và dựng ở quê hương Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh. Nơi này còn được gọi là Tây Kinh (để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội) có nhiều điện miếu, lăng tẩm quy mô lớn để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua.

Chinh-dien-Lam-Kinh-mo-cua-don-khach-tu-bao-gio-9
Chinh-dien-Lam-Kinh-mo-cua-don-khach-tu-bao-gio-8
Bên trong Chính điện Lam Kinh

Trải qua những biến cố lịch sử, với nắng núi mưa ngàn, quần thể kiến trúc điện miếu Lam KInh đã gần như không còn. Nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các hạng mục tại di tích Lam Kinh đã được nghiên cứu, bảo tồn, nhiều hạng mục được phục dựng, tu bổ, dần tái hiện phần nào diện mạo ban đầu của Lam Kinh.

Vào năm 2010, Chính điện Lam Kinh chính thức được khởi công bảo tồn, phỏng dựng trên cơ sở nền móng và hệ thống chân tảng hiện còn với tổng diện tích 1.662 m2. CÔng trình này được xây dựng theo kết cấu khung gỗ hoàn toàn bằng gỗ lim, vật liệu xây dựng (đá, gạch, ngói các con giống, kìm nóc, trang trí diềm mái….) được phục chế theo kiểu dáng phát hiện tại Lam Kinh qua các lần khai quật khảo cổ học.

Chinh-dien-Lam-Kinh-mo-cua-don-khach-tu-bao-gio-7
Ảnh chụp từ trên cao xuống Chính điện Lam Kinh

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử, chính điện Lam Kinh là công trình kiến trúc gỗ lớn nhất, phức tạp nhất, khối lượng gỗ lim dùng để phục dựng, tu bổ là hơn 2.000m3. Do đó phải mất nhiều thời gian, công sức để tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm vật liệu, sản xuất các mẫu trang trí con giống, hoa văn và lựa chọn phương án thi công, bảo đảm đúng quy trình thi công thủ công truyền thống... 

Còn đồng chí Nguyễn Văn Thi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Chính điện Lam Kinh là công trình bằng gỗ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã tạo nên tầm vóc và sự thay đổi toàn diện cho khu di tích lịch sử Lam Kinh nói riêng và hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh nói chung.

Chinh-dien-Lam-Kinh-mo-cua-don-khach-tu-bao-gio-4

Ông Nguyễn Trùng Khánh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, tỉnh Thanh Hóa ra mắt sản phẩm du lịch thông minh, và chính thức mở cửa đón khách tham quan chính điện Lam Kinh là sự kiện ý nghĩa và rất kịp thời trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức mở lại hoạt động du lịch trong điều kiện “bình thường mới”. Thanh Hóa là 1 trong 4 địa phương trong cả nước được Tổng cục Du lịch lựa chọn để xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

Sự kiện mở cửa đón du khách tham quan chính điện Lam Kinh là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự hoàn thiện của công trình và lớn hơn là đáp ứng kỳ vọng, mong đợi của nhân dân và du khách.

Đến với Chính điện Lam Kinh, du khách không chỉ được sống trong không gian lịch sử, ngược dòng về quá khứ để tưởng nhớ một thời kỳ hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, mà còn được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.

Chính điện Lam Sơn được bố trí theo hình chữ "công" gồm 3 tòa điện lớn xây trên nền đất rộng, là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. Đây là công trình kiến trúc gỗ quy mô, với hàng cột cái của cả 3 điện có đường kính đến 62cm.

Nằm sau khu chính điện là Thái miếu Lam Kinh gồm 9 tòa được bài trí trang nghiêm, là nơi thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. Nhưng hiện tại mới có 5 Thái miếu được phục dựng.

Điện phía trước gọi là Quang Đức, điện dọc ở giữa gọi là Sùng Hiếu, điện phía sau gọi là Diên Khánh. Hai điện Quang Đức và Diên Khánh đều có 9 gian, gian giữa rộng nhất, hai gian hai đầu hồi chỉ rộng 2 m tạo thành hành lang bao quanh cả 3 điện.

Vào năm 2016, khu di tích Lam Kinh được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến năm 2012, khu di tích Lam Kinh tiếp tục được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Khởi nguồn, lễ hội Lam Kinh bắt đầu sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và được đưa về an táng tại Lam Kinh năm 1433. Ngày nay, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng 8 Âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Lam Kinh để tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân.

Xem thêm: Giải mã loạt bí ẩn về khu di tích Lam Kinh: Chuyện cây ổi biết "cười" gây tò mò

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận