Câu đố tiếng Việt: "Bánh gì mập mà không mập?" - đáp án dễ ợt

"Bánh gì mập mà không mập?" - đây là loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng rất phổ biến ở Việt Nam. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những câu đố tiếng Việt không chỉ giúp ta nhìn thấy được sự phong phú của tiếng mẹ để mà còn giúp ta có thêm nhiều kiến thức hơn. Trong tập 29, chương trình Nhanh như chớp có một câu đố chữ khiến người chơi toát mồ hôi vì độ khó nhằn. Câu đố có nội dung như sau: "Bánh gì mập mà không mập?".

Các bạn cần lưu ý đến từ "mập" trong câu đố này. Từ đồng nghĩa với mập chính là "ú". Đây là tính từ, được từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: "béo tròn, phương phi". Và đáp án chính xác của chương trình là: BÁNH Ú.

Thế nhưng, bánh ú không hề... mập đâu nhé! Và từ "ú" lúc này là danh từ, chỉ tên một loại bánh chứ không phải tính từ. Câu đố này đã vận dụng kiến thức của từ đồng âm khác nghĩa để tăng sự hấp hẫn, thú vị. 

Thông qua câu đố tiếng Việt khá "hack não" này, Sống Đẹp xin cho sẻ đến độc giả một chút thông tin về nguồn gốc và cách làm bánh ú.

Bánh ú (hay bánh ba trạng) là một loại bánh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bánh u du nhập vào Việt Nam từ lâu đời. Có không ít người Việt gọi bánh Ú là bánh chưng Trung Quốc.

Banh-gi-map-ma-khong-map

Ẩm thực Việt Nam cũng có một biến thể của món ăn này được gọi là bánh ú tro hoặc bánh tro. Ngoài ra, còn có bánh cooc mò là loại bánh truyền thống của đồng bào người Tày ở Thái Nguyên.

Để có được những chiếc bánh cooc mò vừa dẻo, thơm lại đẹp mắt, ngoài việc chọn nguyên liệu, lá gói thì khâu làm bánh đòi hỏi phải một sự tinh tế, khéo léo. Bánh được làm từ loại gạo nếp thơm, hạt nào hạt nảy căng mẩy, đều tăm tắp. Nước làm bánh cũng phải là thứ nước suối, trong và ngọt.

Với người Quảng Đông (Trung Quốc), bánh ú có tên gọi là kiềm tống. Nói chung, nó không chứứa nhân, không có mùi vị, nó được ăn với đường trắng.

Loại bánh này thường được làm lễ vật, các bà mẹ sẽ tặng con gái trong ngày lấy chồng với mong muốn con sớm sinh quý tử.

Đến nay, cứ vào Tết Đoan Ngọ, nhà nhà đều ăn bánh ú. Bánh ý vốn là món ăn có hương vị ngọt vừa miệng, theo năm tháng đã phát triển với đa dạng hương sắc, hình dạng. Ban đầu, bánh là thực phẩm theo mùa nhưng bây giờ, chúng được bán quanh năm. Bánh hội tụ đủ các đặc tính âm, giúp trung hòa độc tố trong cơ thể lại vừa là món ăn thanh nhiệt, dễ tiêu hóa.

Banh-gi-map-ma-khong-map-6
Ảnh: Ajuma Garden

Nguyên liệu làm bánh ú gồm: Gạo nếp, nấm đông cô, đậu xanh, lạp xưởng, trứng vịt muối, thịt mỡ, tôm khô. Chúng được gói lại bằng lá chuối hoặc lá dong rồi buộc bánh bằng dây lạt.

Để làm bánh, đầu tiên cần rửa sạch các nguyên liệu. Riêng đậu phộng và nếp phải được ngâm trước vài giờ. Sau đó, đem xào đậu phộng chung với nếp, nêm gia vị cho vừa. Thịt mỡ thái vuông, nấm thái nhỏ, xào xơ và nêm vừa ăn. Giai đoạn này còn tùy vào bí quyết riêng của từng gia đình để có được bánh ú ngon.

Tiếp theo là công đoạn gói bánh. Lá chuối sẽ được gập lại rồi cho gạo nếp vào trước. Sau đó cho tất cả nhân bánh đã được chuẩn bị vào, cho thêm gạo nếp để lấp bánh lại. Cột bánh theo hình chóp và cột ở 3 góc. Bánh gói xong được cho vào nồi nước đang sôi với lửa lớn. Thời gian nấu bánh trung bình từ 4 đến 5 tiếng. Bánh sau khi nấu chín sẽ được vớt ra, nhúng vào nước lạnh để giữ độ tươi của lá và độ dẻo của nếp.

Xem thêm: 


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất