1. Thuốc không đắng, tiêm không đau
Dù là cho con uống thuốc hay là tiêm, tôi luôn thấy một số bậc cha mẹ nói với con mình: “Con yêu của Mẹ, uống chút đi nhé, thuốc này ngọt lắm” hay “đừng sợ, tiêm một chút sẽ không đau, tiêm xong là khỏi liền”.
Cha mẹ muốn con ngoan ngoãn uống thuốc và tiêm nhưng cũng không nên nói dối con như thế. Có lần thứ nhất, có lần thứ hai, nhưng đến lần thứ ba có thể đứa bé sẽ không dễ dàng nghe theo như vậy.
Cha mẹ nên tạo cho bé một chỗ dựa tâm lý an toàn bằng cách nói với bé: “Vết tiêm sẽ hơi đau một chút, nhưng nếu con cố gắng tiêm xong sẽ nhanh khỏi bệnh”, cũng có thể nói: “Nếu con có thể nhẫn một chút mà không khóc, thì con chắc chắn là một đứa bé dũng cảm, nhưng nếu con có khóc một chút cũng không sao vì mẹ luôn ở bên cạnh con”.
Bằng cách này bố mẹ đã thể hiện được cảm thông và sẵn sàng đồng hành cùng con, đồng thời khuyến khích con tự tin vượt qua những thử thách.
2. Đợi lần sau, đợi lần sau
Con: “Mẹ ơi, chúng ta đi công viên chơi nhé?”
Mẹ: “Để lần tới chúng ta có thời gian thì hãy đi con nhé!”
Con: “Bố ơi, tuần này bố đã hứa sẽ cùng con đi thả diều mà!”
Bố: “Tuần này bố phải tăng ca, đợi lần sau con nhé…”
Trong cuộc sống, chúng ta nhiều lần trì hoãn những điều đã hứa với con vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách cư xử, những hành động của cha mẹ chính là cách tốt nhất để nuôi dạy con cái. Nếu cha mẹ luôn không giữ lời hứa với các con, trẻ sẽ tự nhiên mất đi lòng tin vào bố mẹ. Từ đó khiến trẻ dần dần xa cách bố mẹ, mất niềm tin vào gia đình và xã hội.
3. Đừng bao giờ nói với mẹ chuyện này
“Đây là tiền tiêu vặt bà ngoại đưa cho con, con đừng nói cho mẹ biết nhé!”
“Đi thôi! Bố sẽ dẫn con đi ăn kem, nhưng con phải giữ bí mật, đừng nói cho mẹ biết nhé!”
Khi nói đến việc giáo dục con cái, bố và mẹ cũng sẽ được phân công những vai trò khác nhau. Việc áp dụng phương pháp giáo dục vừa nghiêm khắc vừa nhẹ nhàng không có gì sai, nhưng các thành viên khác trong gia đình không được khuyến khích trẻ vi phạm một số quy tắc do chính mình đặt ra. Trong một số trường hợp, trẻ có thể muốn người lớn giữ bí mật để cho mẹ đỡ lo lắng, bản thân đứa trẻ cũng an tâm hơn, nhưng thói quen này lại chính đang nuôi dưỡng trẻ nói dối, có thể xa lánh mẹ hoặc những thành viên khác trong gia đình, ảnh hưởng đến việc rèn luyện tính tự chủ, khiến trẻ không nhận ra được hành vi không đúng đắn của mình.
Chỉ cần không phải là vấn đề đặc biệt gì, thì phụ huynh hay thành viên khác trong gia đình có thể xin phép người mẹ trước khi thực hiện việc đó với trẻ.
4. Đợi con lớn lên con sẽ biết
Con: “Bố ơi, tại sao người ta không thể bay?”
Bố: “Lớn lên con sẽ hiểu!”
Kiểu trả lời này của người lớn không những không thỏa mãn được tính tò mò tìm hiểu kiến thức của trẻ nhỏ mà còn cản trở khao khát tiếp tục khám phá của trẻ.
5. Con là đứa trẻ thông minh nhất, xinh đẹp nhất và đẹp trai nhất
Mỗi khi con mặc bộ quần áo mới, bố mẹ không khỏi khen ngợi: “Con gái tôi đẹp nhất!”, “Con trai tôi đẹp trai nhất!”
Cậu bé đưa những khối lắp ghép cho mẹ xem, người mẹ lập tức nói: “Thật tuyệt vời, con trai tôi là đứa bé thông minh nhất thế giới!”.
Không có gì sai khi mẹ khen ngợi và khuyến khích con cái. Trong mắt bố mẹ, con của mình luôn là tốt nhất. Tuy nhiên, ngoại hình sẽ thay đổi theo thời gian, khi mối quan hệ ngày càng mở rộng, đứa trẻ sẽ nhận ra rằng mình không thông minh như vậy. Nếu một ngày nào đó đứa trẻ không còn được nghe những lời khen ngợi này nữa thì chắc chắn đứa trẻ không còn tự tin nữa.
Khi trẻ thể hiện tốt, cha mẹ không chỉ nên khen ngợi sự thông minh của trẻ mà còn ghi nhận sự chăm chỉ, cống hiến của trẻ và mong rằng lần sau trẻ có thể làm tốt hơn.
6. Mẹ không thích con nữa và mẹ không cần con nữa
Khi các bà mẹ không biết làm cách nào để đối diện với con đang khóc lớn một cách vô cớ, nhiều người sẽ thốt ra những lời đe dọa:
“Đừng khóc nữa. Mẹ sẽ không yêu con nếu con khóc nữa đâu!”
“Nhà chúng ta không có đứa trẻ hư như con! Mẹ không cần con nữa!”
Phương thức bày tỏ mỉa mai này quả thực rất có tác dụng với trẻ nhỏ nhưng cũng khiến trẻ cảm thấy bất an.
Khi mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con bị phá hủy, đứa trẻ sẽ có hành vi rút lui, nhạy cảm, lòng tự trọng thấp, nghi ngờ và bất ổn về cảm xúc.
7. Ngoan, mẹ không cần con giúp đâu
Sau khi ăn xong, con bạn muốn giúp bạn dọn dẹp bát đĩa, bạn chạy tới và nói: “Đừng. Con đừng làm nữa, nếu không chúng sẽ lại vỡ mất!”
Thấy bạn đang dọn dẹp, bé cũng cầm chổi giúp mẹ quét nhà. Bạn chạy tới nói: “Con ngoan, mẹ không cần con giúp đâu, con cứ đi chơi đi!”
Làm như vậy không chỉ dễ làm tổn thương đến sự tự tin của trẻ mà còn không có lợi cho việc rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ và dễ khiến trẻ hình thành thói quen ỷ lại.
Khi trẻ sẵn sàng chủ động làm một việc gì đó, cha mẹ nên hỗ trợ, động viên nhiều hơn. Ngay cả khi trẻ làm chưa tốt lần này, cha mẹ cũng nên khéo léo chỉ ra những khuyết điểm, giải thích các phương pháp, kỹ thuật, động viên trẻ làm tốt ở lần sau.
8. Mẹ làm tất cả những điều này vì lợi ích của con!
Nhiều bậc cha mẹ đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau cho con mình ngay từ khi còn nhỏ, chẳng hạn như các lớp học về sở thích, năng khiếu, v.v. Nhưng khi con cái không hài lòng, không học hành chăm chỉ hoặc không đến lớp học, nhiều cha mẹ sẽ luôn nói: “Mẹ làm việc này cũng vì lợi ích của con!”
Thực tế là cha mẹ có ý tốt nhưng kết quả thực tế lại không như mong đợi. Trẻ em sẽ chịu áp lực vô hình vì câu nói này, và một số sẽ trở nên nổi loạn, chống đối lại cha mẹ.
Các lớp học về sở thích và năng khiếu có thể được lựa chọn tùy theo sở thích của trẻ. Nếu trong gia đình không có ai biết về âm nhạc thì không cần ép buộc bé phải có thành tích âm nhạc xuất sắc.
Xem thêm: Giáo sư Đại học Harvard chỉ ra 4 kiểu cha mẹ dễ nuôi dạy con thành công