3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 1

Một vị võ sĩ nắm trong tay một con cá rồi đi tới phòng của một vị cao tăng.

Võ sĩ nói: "Chúng ta thử đánh cược đi, thiền sư nói con cá trong tay tôi sống hay chết?"

Vị cao tăng kia biết nếu ông nói con cá đó chết rồi, người võ sĩ chắc chắc sẽ buông tay thả con cá đi; nhưng nếu ông nói nó còn sống, võ sĩ nhất định sẽ ngầm bóp chết con cá lập tức.

Vì vậy, cao tăng trả lời: "Con cá đó đã chết rồi."

Võ sĩ lập tức buông tay ra, cười nói: "Thiền sư thua rồi, ngài nhìn xem con cá này rõ ràng vẫn còn sống."

Vị cao tăng cười mỉm, nói: "Đúng vậy, tôi thua rồi."

Bài học suy ngẫm:

Cao tăng quả thật đã thua trong lần đánh cược này, thế nhưng ông đã cứu được một con cá. Đó chính là lòng từ bi của người tu hành.

Từ bi đối với toàn thể chúng sinh và với chính mình sẽ mang một ý nghĩa to rộng hơn, giúp mở rộng con tim của mình và khiến mình trở thành cao cả, bén nhạy và nhiều nghị lực hơn.

Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 2

Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: "Trên thế gian này có người phỉ báng ta, bắt nạt ta, sỉ nhục ta, cười nhạo ta, khinh thường ta, lợi dụng ta, lừa gạt ta. Vậy nên cư xử ra sao với những người đó?"

Thập Đắc trả lời: "Nhẫn nhịn người đó, nhường nhịn người đó, tránh xa người đó, thuận theo người đó, chịu đựng người đó, kính trọng người đó, không để ý đến người đó. Cứ thế qua mấy năm rồi anh hẵng nhìn lại người ta.

Bài học suy ngẫm:

Những người gây khó khăn lại chính là những người mang đến cho bạn cơ hội để nhìn lại bản thân và giúp bạn có những thay đổi tích cực trong tính cách của mình.

Người gây khó khăn cho ta cũng giống như những chiếc gương vậy. Họ giúp chúng ta nhận ra rằng chính chúng ta đã tạo ra một phiên bản méo mó và phóng đại về bản thân mình. Chúng ta tìm thấy con người thật của mình và sống thật với bản thân bằng những gì chúng ta đang có. 

Hãy biết ơn những người gây khó khăn trong cuộc sống của bạn, hãy học từ họ và họ sẽ chỉ cho bạn biết chính xác đâu là mẫu người bạn không muốn trở thành.

Câu chuyện ngắn nơi cửa Phật thứ 3

Nam Ẩn là một vị thiền sư thời Minh Trị của Nhật Bản. Một ngày nọ, có một vị giáo sư học thức uyên thâm tới tìm ông để hỏi về Thiền, ông chỉ dùng trà để đãi khách.

Thiền sư Nam Ẩn rót trà vào ly của khách, cho đến khi rót đầy, ông không hề dừng lại mà vẫn tiếp tục rót nữa.

Vị giáo sư kia ngạc nhiên khó hiểu nhìn nước trà không ngừng tràn ra ngoài ly, cho đến khi không thể làm thinh được nữa nữa, ông mới lên tiếng hỏi: "Đã tràn đầy ra khỏi ly rồi, ngài đừng rót nữa!"

"Ngài cũng giống như chiếc ly này vậy, "Thiền sư Nam Ẩn chậm rãi trả lời, "bên trong chứa đầy suy nghĩ và thái độ của bản thân. Nếu ngài không làm sạch chiếc ly của mình thì bảo ta phải nói với ngài về Thiền sao đây?"

Bài học suy ngẫm:

Câu chuyện này không nhất thiết chỉ đúng cho học Thiền. 

Muốn tìm hiểu bất kỳ điều gì ờ đời như một tôn giáo, một người, một nhóm người, một nền văn hóa, một dân tộc, một lịch sử, một vụ kiện,… chúng ta phải loại hết những thành kiến, phỏng đoán và kết luận trong đầu về lĩnh vực đó.

Giữ đầu óc như một cái tách trống rỗng, một tờ giấy trắng tinh thì chúng ta mới có thể học hỏi được, dung nạp được những điều mới mẻ.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Hay đố kỵ dễ đi sai đường