2025 rồi, đừng đặt mục tiêu tiết kiệm ngoài tầm với, hãy tích cóp từ các khoản nhỏ
Đến một thời điểm, bạn sẽ hiểu tiền tiết kiệm chính là niềm tin và động lực để thúc đẩy bạn đi về phía trước.
1. Đừng đặt mục tiêu tiết kiệm ngoài tầm với
Nếu bạn đã tiêu gần hết tiền lương hàng tháng trong năm nay và không thể tiết kiệm được đồng nào, thì bạn không thể đặt mục tiêu tiết kiệm được 200 triệu/tháng trong năm sau. Vì đây là mục tiêu ngoài tầm với.
Người bình thường không thể dễ dàng tiết kiệm được 100-200 triệu trong mỗi năm. Thực tế, mục tiêu tiết kiệm được đặt ra dựa trên khả năng tài chính của bạn, chứ không phải lời nói đầu môi.
Kết hợp với tiền lương nhận được, bạn hãy tính trung bình số tiền mà bạn muốn tiết kiệm hàng tháng. Điều này không chỉ giúp bạn đạt được thành tựu dễ dàng mà còn không làm tổn hại đến sự tự tin và giúp bạn kiên trì hơn với mục tiêu.
Ví dụ, nếu mức lương hàng tháng của bạn là 20 triệu, hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm 20% lương là 4 triệu/tháng. Nếu bạn cảm thấy mức tiết kiệm này phù hợp và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của mình thì hãy tăng dần đến khi bạn đạt được mục tiêu tích luỹ 20%, 30%,.., từ tiền lương hàng tháng.
2. Đừng bỏ qua việc chi tiêu những khoản tiền nhỏ
Là những người bình thường, hầu hết chúng ta đều chỉ có một thu nhập từ tiền lương hàng tháng. Do đó, bạn đừng nên phung phí tiền bạc vào những khoản chi nhỏ, đặc biệt dễ dàng bị bỏ qua, chẳng hạn như tiền uống trà sữa hàng ngày hay phí vận chuyển khi mua hàng online,...
Tuy ở thời điểm mua hàng, bạn sẽ thấy số tiền này không phải con số đáng kể nhưng nếu cộng dồn lại thì chúng sẽ trở thành con số lớn. Mỗi đồng tiền chúng ta có được thì đều khó lòng kiếm ra nên hãy học cách trân trọng chúng.
3. Đừng chi tiêu quá mức. Bạn thực sự không cần nhiều đồ đến vậy
Nếu tạm thời bạn vẫn chưa biết cách làm thế nào để tăng lương và đa dạng thu nhập thì chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chi tiêu ít đi. Trước mọi hình thức tiêu dùng, điều quan trọng là bạn cần phải phân biệt, đâu là món hàng bạn "muốn" và bạn "cần". Hãy tự hỏi, liệu món đồ đó có thực sự đáng để bạn bỏ tiền mua chúng hay không?
Đừng mua sắm quá nhiều, bạn thực sự không cần quá nhiều món đồ để có cuộc sống tốt hơn. Hãy nhớ, chỉ đặt mua những món đồ thiết yếu mà bạn thực sự cần. Việc mua sắm quá tay không chỉ làm tổn hại tài chính mà còn gây ra sự tích trữ hàng hoá không cần thiết, tích tụ bụi trong nhà, làm ảnh hưởng cả chất lượng sống của bạn.
4. Đừng quan tâm quá nhiều đến cuộc sống của người khác. Điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy hạnh phúc
Nếu bạn muốn tiến gần hơn đến sự giàu có, đừng ngại nói về tiền bạc, và hãy nói về chủ đề này một cách khéo léo. Dù là với ai đi nữa, tiền bạc thực sự có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống của chúng ta.
Mặt khác, chúng ta không nên dành quá nhiều chú ý cho cuộc sống của người khác. Chúng ta không nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi cuộc sống tưởng chừng như hào nhoáng của người khác. Điều quan trọng nhất là bản thân chúng ta phải cảm thấy hạnh phúc.
Chúng ta không cần ghen tị với những gì người khác có, từ đó lãng phí tiền bạc vào những món đồ chỉ để thể hiện đẳng cấp của bản thân. Chúng ta chỉ nên trân trọng món đồ mình thực sự thích và thấy cần thiết.
Tổng kết:
Nhìn chung, quá trình tiết kiệm cũng là dịp để bạn phát triển cá nhân. Kết quả tiết kiệm thành hay bại đều phụ thuộc vào khả năng tự giác và kiềm chế bản thân của chính bạn.
Ngoài ra, chúng ta cũng không nhất thiết phải tiết kiệm tiền mọi nơi mọi lúc. Điều quan trọng là bạn phải tự thưởng cho bản thân kịp thời để có thể duy trì niềm vui trên hành trình tiết kiệm tiền. Đến một thời điểm, bạn sẽ hiểu tiền tiết kiệm chính là niềm tin và động lực để thúc đẩy bạn đi về phía trước.
Xem thêm: Học lỏm cách tiết kiệm của thế hệ cũ: Đừng coi thường, tích tiểu sẽ thành đại đó!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận