Một gia đình có gia phong, nề nếp tốt đẹp
Trong câu chuyện “Tăng Tử mổ lợn” có chi tiết như sau:
Sáng sớm, vợ của Tăng Tử muốn đi chợ, con trai khóc lóc muốn đi chợ theo mẹ. Mẹ cậu bé muốn dỗ dàng con trai, và nói: “Con về nhà đi, đợi mẹ về sẽ một con lợn cho con nhé”.
Khi vợ trở về, Tăng Tử bèn muốn bắt một con lợn để mổ, người vợ bèn ngăn Tăng Tử lại và nói: “Thiếp chỉ nói đùa với con trai một chút thôi”.
Tăng Tử lại nói: “Trẻ con không thể tùy tiện nói đùa. Trẻ nhỏ không hiểu gì, chúng sẽ dễ học theo những gì bố mẹ làm và thường làm theo những gì cha mẹ giáo huấn”. Bây giờ em nói dối nó, cũng chính là em đang dạy nó cách nói dối. Mẹ nói dối con trai, con trai sẽ không thể tin tưởng người mẹ của chính nó. Đây không phải là cách dạy dỗ con tốt”.
Gia phong, nề nếp của gia đình là tư tưởng do gia đình dần dần tích lũy, cuối cùng ăn sâu vào nếp nhà và trong tiềm thức của mỗi thành viên trong gia đình. (Nguồn ảnh: Ghép minh họa)
Sau đó, Tăng Tử lập tức mổ một con lợn để ăn.
Gia phong, nề nếp của gia đình là tư tưởng do gia đình dần dần tích lũy, cuối cùng ăn sâu vào nếp nhà và trong tiềm thức của mỗi thành viên trong gia đình. Trong quá trình này, nếu thế hệ đi trước không thực hiện tốt, không làm gương cho con cháu nói theo, thì không cách nào có thể truyền thừa được lâu dài.
Một gia tộc có hưng thịnh, phát tài hay không, thì không thể không kể đến sức mạnh của gia phong, nề nếp gia đình. Suy cho cùng, ngoài sự nỗ lực chăm chỉ của bản thân, những phẩm chất quý báu ẩn tàng trong mỗi người là vô cùng quan trọng.
Bởi vậy mới nói, làm cha mẹ, để lại cho con cái gia phong nề nếp tốt đẹp, đó mới chính là món quà ‘nhìn xa trông rộng’, có lợi cho con cái trong tương lai sau này.
Niềm hy vọng bất tận dành cho tương lai sau này
Tôi từng đọc qua một câu chuyện như sau: Người cha bị vu oan và bị bỏ tù, ông lo lắng rằng, những đứa con của mình sẽ mất đi điểm tựa, không thể tự chăm sóc tốt cho chính mình. Do vậy, ông đã nhờ người nói cho con cái một thông tin rằng: “Mảnh đất sau nhà của họ có vàng”, và hy vọng chúng sẽ đào xới đất.
Những đứa con của ông nghe lời của cha, sau đó đã đào tơi mảnh đất lên, nhưng cuối cùng không thấy tài sản ở đâu. Sau này, khi chúng nhìn đám đất bỏ hoang màu mỡ, chúng liền cảm thấy rất tiếc, sau đó chúng đã trồng cây trên mảnh đất đó.
Sau khi thu hoạch cây trái trong vườn, chúng mang đi bán và sau đó trở về lại tiếp tục canh tác đất cho vụ mùa tiếp theo. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa tìm thấy được vàng. Trong lúc cảm thấy thất vọng, chúng lại tiếp tục trồng cây. Cứ như vậy, mùa này qua mùa khác, chúng vẫn không tìm thấy vàng đâu. Khoảng đất đó cũng gieo trồng được mấy vụ mùa.
Một người nếu có niềm tin, hy vọng to lớn về tương lai phía trước, họ mới có thể phát triển và đạt được những thành tựu lớn hơn trong cuộc đời.
Mãi cho đến một ngày, những đứa trẻ đột nhiên thấy rằng, hạnh phúc đã đến bên chúng, và chúng chợt nhận ra rằng: ‘Số vàng’ mà người cha nói đến, chính là những vụ mùa bội thu. Và niềm hy vọng mà chúng ta luôn tìm kiếm chính là sự nỗ lực không ngừng của chính chúng ta.
So sánh với khối tài sản kiết xù mà nói, niềm hy vọng không ngừng nghỉ, đó mới chính là số vàng kim thực sự, quý giá hơn bao giờ hết.
Một người nếu có niềm tin, hy vọng to lớn về tương lai phía trước, họ mới có thể phát triển và đạt được những thành tựu lớn hơn trong cuộc đời.
Bởi vậy mới nói, làm cha mẹ, đặt niềm hy vọng bất tận vào con cái, đó cũng chính là món quà ‘ nhìn xa trông rộng’dành cho con, sẽ đồng hành cùng con trong suốt chặng đường tương lai sau này.