Thiện tai là gì?

Thiện tai hay Sàdhu thường được Đức Phật sử dụng khi Ngài thấy những việc làm thiện lành của đệ tử, chúng sinh, tựa như một lời tán dương, khích lệ.

Thiện tai là gì?

Thiện tai hay Sàdhu thường được Đức Phật sử dụng khi Ngài thấy những việc làm thiện lành của đệ tử, chúng sinh, tựa như một lời tán dương, khích lệ.

Thiện tai (chữ Hán: 善哉 (Sa độ); Phạm, Pàli: Sàdhu) hay là Hảo, Thiện, Thiện thành là một lời khen, tán dương khi hợp với ý mình. Thiện tai nghĩa thuần Việt là Lành thay!, hoặc là Tốt lắm!, Thiện sự mỹ mãn, Rất hay!,...

Thiện tai (Sa độ, Sàdhu) hay là Hảo, Thiện, Thiện thành là một lời khen, tán dương khi hợp với ý mình.

Khi xưa, thời Ấn Độ cổ đại, trong các hội nghị, khi muốn biểu quyết vấn đề gì thì các đại biểu thường dùng từ ngữ này để bày tỏ sự tán thành. Thời Phật còn tại thế, Ngài thấy những việc làm thiện lành của đệ tử, chúng sinh thì tán thán: "Sàdhu", tức Thiện tai, như một lời khích lệ, tán dương, chứng minh công đức.

Trong tiếng Pàli, Sàdhu chỉ được dùng cho các pháp thiện. Người con đi làm phước, bố thí chúng sanh, nhân dịp Vu lan báo hiếu về thưa với bố mẹ rằng mình đã đi làm những thiện sự gì, khi ấy người mẹ tùy hỷ với công đức của con mà thốt lên rằng: "Sàdhu!", ấy là "Lành thay!" để tùy hỷ với pháp thiện người con đã làm.

Các vị tôn túc hay nói "Lành thay!" để tán dương, khen tặng cho việc thiện sự của chúng đệ tử, tín chủ như một lời chúc tụng, chứng minh công đức.

Đức Thích Tôn hay các Đức Phật khác khi tán thành, đồng ý với ý kiến của đệ tử cũng nói "Thiện tai!". Chẳng hạn, như trong kinh Vô lượng thọ quyển thượng (đại 12, 266 hạ) có ghi rằng: "Phật nói: Thiện tai! A nan, điều ông nói rất hay!". Trong quyển 1, Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma (đại 24, 456 thượng) ghi rằng: Sa độ (Thiện), phàm khi tác pháp, hoặc tác bạch điều gì, đều phải nói "Thiện tai", nếu không sẽ phạm tội việt pháp.

Về sau, các vị tôn túc hay nói "Lành thay!" để tán dương, khen tặng cho các việc thiện sự của chúng đệ tử, tín chủ như một lời chúc tụng, chứng minh công đức.

Sa môn là gì? Ý nghĩa của sa môn