Nghịch lý: Người Việt không thể kiên trì làm cho chính mình, lại sẵn sàng làm thuê cho kẻ khác cả đời

Có một nghịch lý phũ phàn không phải ai cũng thấy, đó là người Việt không thể kiên trì làm cho chính mình, lại sẵn sàng làm thuê cho kẻ khác cả đời.

Nghịch lý: Người Việt không thể kiên trì làm cho chính mình, lại sẵn sàng làm thuê cho kẻ khác cả đời

Có một nghịch lý phũ phàn không phải ai cũng thấy, đó là người Việt không thể kiên trì làm cho chính mình, lại sẵn sàng làm thuê cho kẻ khác cả đời.

Hiện nay, có một thực tế phũ phàng mà nhiều người Việt Nam không dám thừa nhận. Đó là chúng ta hông đủ kiên trì làm cho chính mình, lại sẵn sàng làm thuê cho người khác cả đời.

Tôi đã từng như vậy nhưng tôi đã thay đổi và giờ tôi rất hài lòng với những quyết định của mình. Hãy nhớ MUỐN THÀNH CÔNG là phải LÀM CHỦ, và chỉ LÀM CHỦ bạn mới có cơ hội thành công.

Còn LÀM CÔNG và an nhàn thì chắc chắn bạn phải kiên nhẫn để giúp NGƯỜI KHÁC THÀNH CÔNG mà thôi.

Người Việt thích làm chủ nhưng lười: Đa số đều mong ước sau này sẽ ra làm riêng và hay than phiền về công việc hiện tại rằng không tốt, không xứng đáng với công sức…

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Tại sao tôi nói người Việt thích làm chủ?

Nhìn vào hiện trạng xã hội, số người tự làm chủ như bán tạp hóa, làm việc thời vụ, làm nông,... chiếm tỉ trọng rất lớn. Chưa kể, lực lượng "làm thuê, làm công ăn lương" đều mong ước rằng sau này có thể "làm chủ" một cái gì đó. Họ hay than phiền về công việc hiện tại, cho rằng nó không xứng đáng với công sức bỏ ra. Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng muốn tự kinh doanh, khởi nghiệp, rất thích được làm "sếp" của chính mình.

Có điều, thích làm chủ thật, nhưng người Việt phần đông lại cũng rất lười.

Chẳng hạn, về vấn đề học làm chủ, đã muốn làm gì đó thì phải học là điều tất yếu. Việc học là phải liên tục, học từ chính thực tế. Thời đại đã thay đổi, nhưng lắm người chủ không chịu thay đổi, không chịu cập nhật kiến thức mới, chấp nhận để bị lạc hậu. Thật buồn cười, có nhiều đại lý bán sỉ lớn với lượng hàng tồn kho đến vài tỷ đồng, thế nhưng vẫn chỉ ghi chép sổ sách hay tự nhớ bằng “bộ óc vĩ đại” để quản lý.

Tiếp đó, học phải đi đôi với hành. Muốn thành công thì việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm rất quan trọng, nó cần có thời gian nuôi dưỡng và chín muồi. Nhưng phần đa người chủ Việt thích gặt nhanh, ăn trái khi vẫn còn xanh nên tập cái thói “ăn xổi”, “khôn lỏi” mà không đầu tư lâu dài theo chiều sâu.

Và sau cùng, đó là vấn đề tư duy. Nhiều người tâm niệm, làm thuê là bán sức, là "bị bóc lột", nên làm chủ mới "công bằng, bình đẳng". Thực sự, khởi nghiệp là một công việc khá phiêu lưu và rủi ro, tỷ lệ thành công quá nhỏ ngay ở các nước phát triển có cả hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp bài bản như Mỹ, Israel, Anh Quốc...

Vậy làm sao để khởi nghiệp thành công?

Đầu tiên, hãy dẹp ngay từ “LƯỜI” thay vào đó là “CỐ GẮNG, CỐ GẮNG và CỐ GẮNG” trong cả tư duy và hành động.

Bắt đầu HỌC LÀM CHỦ từ các trường đào tạo bài bản, từ những người “TỬ TẾ” đi trước, tự đút rút kinh nghiệm bản thân.

Và hãy HÀNH ĐỘNG liên tục, liên tục, hãy “rút cái dây kinh nghiệm vô tận” kia, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công việc của bạn. Theo tôi, nên LÀM THUÊ cho thật giỏi, khi đã có sự chuẩn bị chu đáo hãy ra LÀM TƯ nhé.

Tổng hợp

Xem thêm: Học cách tổ chức cảm xúc của bạn trước khi muốn làm chủ cuộc sống