Ly kỳ huyền thoại về Pelorus Jack: Cá heo "hoa tiêu" chuyên dẫn đường cho tàu thuyền qua eo biển

Nói về tình cảm bất ngờ giữa động vật và con người, thật khó có thể bỏ qua huyền thoại về cá heo Pelorus Jack - vị hoa tiêu xuất sắc tại French Pass.

Chi Nguyễn
10:40 03/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Pelorus Jack là gì?

Pelorus Jack được biết đến như một huyền thoại, là cá thể sinh vật biển đầu tiên được luật pháp bảo vệ và vinh doanh. Pelorus Jack là một con cá heo Risso, tên khoa học là Grampus griseus, thuộc họ Cá heo đại dương, bộ Cá voi - nổi tiếng với mối quan hệ đặc biệt với con người. 

huyen-thoai-ve-ca-heo-pelorus-jack-dan-duong-cho-tau-qua-eo-bien
Pelorus Jack được biết đến như một huyền thoại của giới hàng hải

Con cá heo này là một "hoa tiêu" đáng tin cậy, từng dẫn đường tàu thuyền qua eo biển New Zealand trong 24 năm. Chính vì điều này, New Zealand đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền bảo vệ hợp pháp cho một sinh vật biển là Pelorus Jack.

Sự xuất hiện của vị "cứu tinh"

Năm 1642, nhà hàng hải Abel Tasman trở thành người châu Âu đầu tiên phát hiện ra một nhóm đảo ở Nam Thái Bình Dương - sau này được gọi là New Zealand. Năm 1840, người Anh đã chinh phục và sáp nhập quần đảo này vào khu định cư lâu dài của châu Âu ở Wellington.

Cũng từ đây, hàng loạt tuyến đường hàng hải thương mại đã được hình thành, dùng để vận chuyển khoáng sản và đá quý được khai thác. Chỉ có điều, các eo biển hẹp nối các đảo là mối lo ngại với tàu thuyền, dòng nước mạnh đẩy tàu vào các tảng đá và gây hư hại nặng nề. Những con tàu của thế kỷ 19 rất vững chắc nhưng vẫn không thể sánh được với "mẹ thiên nhiên".

huyen-thoai-ve-ca-heo-pelorus-jack-dan-duong-cho-tau-qua-eo-bien
Những con tàu của thế kỷ 19 rất vững chắc nhưng vẫn không thể sánh được với "mẹ thiên nhiên".

Tuy nhiên, một vị "cứu tinh" đã bất ngờ xuất hiện và giúp cho các con tàu vượt qua eo biển an toàn. Năm 1988, một con tàu buôn đi tới gần eo biển French Pass - nơi nổi tiếng nguy hiểm nằm giữa Đảo D'Urville và Đảo Nam, nằm trên tuyến đường đi lại giữa Wellington và Nelson đã bất ngờ chạm trạn một con cá heo.

Lúc đó, con cá heo bơi nhấp nhô lên xuống trước tàu, khiến các thuyền viên định giết nó vì tưởng nó định làm hại họ. Thế nhưng, vợ của vị thuyền trưởng đã ra sức ngăn cản, và điều bất ngờ đã xảy ra. Sau khi thấy mình có vẻ yên bình, chú cá heo đã bơi phía trước và dẫn đường cho con tàu giữa vùng nước xoáy, băng qua French Pass một cách an toàn.

Các thủy thủ đoàn sau đó đã đặt tên cho vị "hoa tiêu" này là Pelorus Jack, liên quan tới nơi cá heo đợi để dẫn đường cho tàu là vùng Marlborough. Trong nhiều năm, Pelorus Jack  đã dẫn hầu hết mọi con tàu đi qua French Pass an toàn, có mặt cả ngày lẫn đêm, cứ 20 phút/lần. Khu vực này có nhiều đá và xoáy nước chảy mạnh, nhưng chỉ cần có mặt vị hoa tiêu đặc biệt, không có một vụ đắm tàu nào xảy ra.

Pelorus Jack là một người dẫn đường cực kỳ chính xác và dũng cảm, nó rẽ sóng ngay trước những con tàu và dẫn đường cho họ. Sau một vài năm, các thủy thủ thậm chí sẽ không đi qua French Pass, nếu Jack chưa tới "dẫn đường". Sau khi được Daily Mail đăng tải thông tin, Pelorus Jack trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Bài báo này viết: "Trong 20 năm qua, không có con tàu nào vượt qua vùng này mà không có 'người đi kèm', ít nhất là một phần của chặng đường, đó là một con cá lớn màu trắng, được gọi là Pelorus Jack... Lần đầu tiên người ta nhận thấy nó đang nhảy lên khỏi mặt biển từ xa, nhưng trong giây lát đã bơi qua mặt nước ngay phía trước thân tàu. Đôi khi nó chỉ nhảy lên khỏi mặt nước trong giây lát và bơi phía trước, rồi phóng khỏi tầm mắt.

Nhưng vào những lúc khác, nó ở lại lâu hơn 10 phút. Jack được cho là không bao giờ đến gần thuyền buồm hoặc tàu hơi nước có đáy bằng gỗ; nhưng bất kể con tàu hơi nước vỏ thép băng qua vùng Sound, dù là ban ngày hay ban đêm, Pelorus Jack luôn có mặt để giúp đỡ".

huyen-thoai-ve-ca-heo-pelorus-jack-dan-duong-cho-tau-qua-eo-bien
Trong nhiều năm, Pelorus Jack  đã dẫn hầu hết mọi con tàu đi qua French Pass an toàn, có mặt cả ngày lẫn đêm, cứ 20 phút/lần

Chú cá heo này nổi tiếng đến mức, các nhà văn đình đám lúc bấy giờ như Mark Twain và Frank Bullen đã đi thuyền đến French Pass chỉ để tận mắt nhìn thấy Jack. Thậm chí, họ còn nhắc tới chú cá heo đặc biệt này trong tác phẩm của mình như một cách vinh danh.

Không phải ai cũng tin rằng Pelorus Jack tồn tại, nhưng trong Kho lưu trữ của New Zealand, có một clip quay cảnh con cá heo này đang dẫn đường cho một con tàu. Có người cho rằng đó chỉ là một truyền thuyết, một huyền thoại mà các thủy thủ nghĩ ra, nhưng đoạn clip là thông tin chi tiết duy nhất về sự tồn tại của chú cá heo nổi tiếng.

Biến cố khiến New Zealand phải thay đổi luật pháp

Mặt trái của việc trở nên nổi tiếng là bạn sẽ phải đối mặt với sự hiếu kỳ và căm ghét, Pelorus Jack cũng không ngoại lệ. Năm 1904, một hành khách trên tàu SS Penguin - một trong những con tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên ở New Zealand đã tìm cách bắn Pelorus Jack. Người đàn ông này đã bị bắt ngay trên tàu, nhưng sau đó được thả vì thời điểm đó không có luật ngăn cấm săn bắt hay bắt cá heo.

Bất chấp nguy hiểm, Pelorus Jack vẫn tiếp tục giúp đỡ các con tàu đi qua eo biển. Thế nhưng, lần tiến theo SS Penguin đi qua French Pass, người ta không còn thấy bóng dáng chú cá heo này nữa. Rất có thể là Jack đã thấy con tàu này là một mối đe dọa, và nó không bao giờ dẫn đường cho con tàu này nữa. 

huyen-thoai-ve-ca-heo-pelorus-jack-dan-duong-cho-tau-qua-eo-bien
SS Penguin được cho là đã đâm phải một tảng đá, bị chìm ngoài khơi Bờ biển Nam Wellington, điều có thể tránh khỏi nếu Jack còn dẫn đường

Sau đó không lâu, SS Penguin đã đâm phải một tảng đá, bị chìm ngoài khơi Bờ biển Nam Wellington. Hơn 75 hành khách trên tàu đã thiệt mạng và đây chắc chắn là điều có thể tránh được nếu có Jack dẫn đường. Người ta tin rằng, một con tàu bị cá heo bỏ rơi cuối cùng cũng sẽ gặp nạn.

Ngày 26/9/1904, nhà chức trách đã ký Lệnh cấm làm hại cá heo Risso ở và xung quanh New Zealand. Lệnh được ban hành sau sự việc xảy ra trên tàu SS Penguin và đưa New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp quyền bảo vệ hợp pháp cho một sinh vật biển duy nhất và Jack là cá thể sinh vật biển đầu tiên được luật pháp bảo vệ.

Cái chết bí ẩn của hoa tiêu huyền thoại

Tháng 4/1912, Pelorus Jack bỗng biến mất một cách bí ẩn. Nhiều tàu thuyền đã đợi cá heo này nhiều ngày trời nhưng không thấy cậu xuất hiện. Không ai biết rõ chính xác chuyện gì đã xảy ra, nhưng nhiều người tin rằng vị "hoa tiêu" huyền thoại đã chết.

Có giả thuyết cho rằng, Jack đâm vào một chiếc vỏ tàu và bị cắt đứt thân. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì chú luôn ở ngay bên cạnh thân tàu khi hướng dẫn họ. Cũng có người cho rằng chú bị bắn vì thù hận. Lại có người đồn rằng khi đó hiều ngư dân Na Uy đã đến New Zealand và bắt đầu đánh bắt tất cả những gì họ thấy di chuyển, vì vậy Jack có thể đã bị ngư dân bắt.

huyen-thoai-ve-ca-heo-pelorus-jack-dan-duong-cho-tau-qua-eo-bien
Bức tượng Pelorus Jack bằng đồng với kích thước giống như thật đã được đặt ở Collinet Point, nhìn ra đèo French Pass

Tuy nhiên, giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất chính là Pelorus Jack chết vì những nguyên nhân tự nhiên. Cá heo Risso thường sống từ 20-40 năm và Jack đã dành 24 năm cuộc đời mình (1888-1912) để dẫn đường cho các con tàu đi qua French Pass.

Sự ra đi của Jack đã tác động rất lớn tới cuộc sống của nhiều người, và không ít người đã là mọi cách để tưởng nhớ chú. Kể từ năm 1989, Pelorus Jack đã được sử dụng làm biểu tượng cho con phà dịch vụ liên đảo Interislander đi từ Wellington đến Picton qua eo biển Cook. Năm 2016, một tác phẩm điêu khắc bằng đồng với kích thước giống như thật đã được đặt ở Collinet Point, nhìn ra đèo French Pass.

Tổng hợp

Xem thêm: Ký ức về tuyến đường sắt huyền thoại, nơi dẫn "vàng trắng" về Sài Gòn

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận