Còn băn khoăn chọn ngành học, xem ngay danh sách 10 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Nếu bạn vẫn chưa biết mình nên lựa chọn ngành nào để theo học hoặc đơn giản chỉ là muốn thử sức với lĩnh vực mới, đây là 10 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất thế giới mà bạn nên biết.

Còn băn khoăn chọn ngành học, xem ngay danh sách 10 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất thế giới

Nếu bạn vẫn chưa biết mình nên lựa chọn ngành nào để theo học hoặc đơn giản chỉ là muốn thử sức với lĩnh vực mới, đây là 10 ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất thế giới mà bạn nên biết.

Trước đó, tạp chí Forbes danh giá đã công bố danh sách thường niên các tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong năm 2021, toàn cầu ghi nhận 2.755 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên, là con số cao kỷ lục từ trước đến nay.

Trong năm 2021, toàn cầu ghi nhận 2.755 người có tài sản từ 1 tỷ USD trở lên

Trong đó, các vị tý phú đều đạt được đỉnh cao sự nghiệp bằng nhiều ngành nghề khác nhau, từ nuôi lợn, trồng trà cho đến đầu tư, công nghệ... Theo Forbes, phần lớn tỷ phú trên thế giới đến đang làm việc trong 10 ngành nghề này, trải dài từ tài chính, đầu tư đến truyền thông. Nếu bạn chưa biết mình nên chọn ngành nào để theo học, hay đơn giản chỉ là muốn thử sức trong một lĩnh vực mới thì đừng bỏ qua danh sách này.

1. Tài chính - Đầu tư

Theo Forbes, ngành nghề có nhiều tỷ phú nhất chính là Tài chính - Đầu tư, chiếm tỷ lệ 13% trong danh sách. Hiện tại, ngành này có 371 tỷ phú, trong số đó người giàu nhất là Chủ tịch kiêm CEO công ty đầu tư Berkshire Hathaway Warren Buffett.

Tỷ phú Warren Buffett

Warren Buffett sở hữu khối tài sản khoảng 96 tỷ USD cùng công ty có cổ phần trong hơn 60 doanh nghiệp khác, trong đó có Duracell và Dairy Queen. Buffett được mệnh danh là "nhà hiền triết xứ Omaha", với những bí quyết đầu tư vô cùng hiệu quả.

2. Công nghệ

Hiện nay, ngành công nghệ ghi nhận có 365 tỷ phú, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 13%, chỉ thua tài chính - công nghệ chưa đến 1%. Trong đó, người đứng đầu danh sách các tỷ phú công nghệ chính là Jeff Bezos - người sáng lập ra sàn thương mại điện tử Amazon.

Tỷ phú Jeff Bezos

Không chỉ vậy, trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes, Bezos cũng tiếp tục đứng vị trí thứ nhất với khối tài sản 177 tỷ USD, đồng thời cũng là năm thứ 4 liên tiếp ông đạt danh hiệu này. Hiện Jeff Bezos còn là chủ sở hữu tờ báo Washington Post nổi tiếng cũng như công ty hàng không vũ trụ Blue Origin.

3. Sản xuất

Tỷ phú He Xiangjian

Người giàu nhất trong lĩnh vực sản xuất là tỷ phú người Trung Quốc He Xiangjian với khối tài sản là 35 tỷ USD. Ông chính là người đồng sáng lập Midea Group - một trong những nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng lớn nhất Trung Quốc. Hiện công ty này đang sở hữu hơn 200 chi nhánh, được niêm yết cổ phiếu  trên sàn chứng khoán Thâm Quyến.

Số tỷ phú trong ngành sản xuất là 331, chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số 2.755 tỷ phú.

4. Thời trang và bán lẻ

Ngành thời trang và bán lẻ có số tỷ phú USD là 273 người, chiếm tỷ lệ 10% trong danh sách. Trong đó, người giàu nhất là tỷ phú Bernard Arnault với khối tài sản 150 tỷ USD.

Tỷ phú Bernard Arnault

Ông là Chủ tịch kiêm CEO LVMH, quản lý hơn 70 thương hiệu đắt đỏ, trong đó có vô số những thương hiệu quen mắt với giới thượng lưu như Tiffany&Co, Louis Vuitton,...

5. Chăm sóc sức khỏe

Ngành chăm sóc sức khỏe luôn là một lĩnh vực "nóng", với nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương khủng. Theo Forbes, ngành nghề này có 221 vị tỷ phú, chiếm tỷ lệ 8% trong danh sách.

Tỷ phú Jiang Rensheng

Hiện tại, người giàu nhất trong ngành chăm sóc sức khỏe là ông Jiang Rensheng - Chủ tịch hãng vaccine Chongqing ZFSW Biological Products với khối tài sản là 24,4 tỷ USD. Đây là công ty đang đi sâu vào việc nghiên cứu và phát triển vaccine lao.

6. Thực phẩm & đồ uống

Theo Forbes, số lượng tỷ phú của ngành thực phẩm và đồ uống rơi là khoảng 219 người, chiếm 8% trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2021.

Tỷ phú Zhong Shanshan

Trong đó, người giàu nhất ở lĩnh vực này là tỷ phú Zhong Shanshan với khối tài sản 68,9 tỷ USD. Ông là Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring, đồng thời là người nắm phần lớn cổ phần của hãng dược phẩm Beijing Wantai Biological Pharmacy.

7. Bất động sản

Chiếm tỷ lệ 8%, số tỷ phú hoạt động trong lĩnh vực bất động sản là 215 người. Người giàu nhất trong ngành nghề này là ông Lee Shau Kee - doanh nhân, nhà đầu tư và nhà từ thiện HongKong. 

Tỷ phú Lee Shau Kee

Ông là nhà sáng lập tập đoàn bất động sản Henderson Land, sở hữu khối tài sản 31,7 tỷ USD. Theo số liệu của Forbes vào năm 2020, ông đã vượt qua tỷ phú Lý Gia Thành để soán ngôi vị người giàu nhất Hong Kong.

8. Đa ngành

Thông thường, các vị tỷ phú không chỉ tập trung đầu tư và phát triển 1 ngành nghề duy nhất, mà họ thường thử sức với các công việc khác để vươn xa hơn trong sự nghiệp. Theo đó, có tới 188 tỷ phú đa ngành, chiếm tỷ lệ 7% trong danh sách.

Tỷ phú Mukesh Ambani - Chủ tịch Reliance Industries

Người giàu nhất trong khối ngành này là ông Mukesh Ambani - Chủ tịch Reliance Industries với tài sản lên tới 84,5 tỷ USD. Đây là công ty kinh doanh đa lĩnh vực, trong đó có hóa dầu, dầu khí, bán lẻ và viễn thông.

9. Năng lượng

Trong danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2021, có khoảng 100 người là tỷ phú ngành năng lượng, chiếm tỷ lệ 4%.

Tỷ phú Robin Zeng

Trong đó, người giàu nhất là tỷ phú Robin Zeng, sở hữu khối tài sản là 28,4 tỷ USD. Ông là chủ tịch kiêm nhà sáng lập hãng sản xuất pin cho xe điện Contemporary Amperex Technology (CATL), cung cấp cho nhiều thương hiệu xe hơi đắt giá như BMW, Volkswagen,...

10. Truyền thông – Giải trí

Tỷ phú Michael Bloomberg

Chiếm tỷ lệ 3% trong danh sách là các vị tỷ phú đến từ ngành truyền thông - giải trí. Trong số 95 tỷ phú thuộc lĩnh vực này, Michael Bloomberg với tài sản 59 tỷ USD là người giàu nhất. Ông là nhà đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg, sở hữu tới 88% cổ phần công ty này. 

Điểm danh 7 công việc "khát" nhân lực trong 10 năm tới, thu nhập 2 tỷ đồng/năm