Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế: Địa chỉ "đỏ" cho những người đam mê lịch sử

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ, bảo quản hàng ngàn hiện vật, kỷ vật đắt giá gắn liền với các cuộc kháng chiến của quân dân địa phương.

Chi Nguyễn
17:35 17/08/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế ở đâu?

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiền thân là Bảo tàng Bình Trị Thiên, được thành lập vào tháng 8/1976. Đây là nơi chuyển giao cơ sở vật chất, tư liệu hiện vật và cán bộ của Bảo tàng Quân khu Trị Thiên Huế, cán bộ nhà truyền thống tỉnh Quảng Bình (cũ) cho tỉnh Bình Trị Thiên.

bao-tang-lich-su-thua-thien-hue-o-dau
ảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tiền thân là Bảo tàng Bình Trị Thiên, được thành lập vào tháng 8/1976

Trải qua nhiều năm lịch sử, Bảo tàng đã mang nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như Bảo tàng tỉnh Bình Trị Thiên (1976), Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế (1989), Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng (2005). Theo Quyết định số 1564/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây được đổi tên thành Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và giữ nguyên từ đó đến nay.

Hiện tại, Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế đang sử dụng Di tích Quốc Tử Giám tại số 01, đường 23 tháng 8, phường Thuận Thành, TP. Huế.

Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế gồm những gì?

Bên trong Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, hệ thống trưng bày được chia làm 3 phần:

  • Phần trưng bày “Phong trào đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1930-1954”.
  • Phần trưng bày “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 1954-1975”.
  • Phần trưng bày các hiện vật thể khối lớn (đã di dời lên địa chỉ số 268 Điện Biên Phủ, thành phố Huế).
bao-tang-lich-su-thua-thien-hue-o-dau
Bên trong Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, hệ thống trưng bày được chia làm 3 phần

Bên cạnh đó, Bảo tàng còn là nơi trưng bày 4 di tích lịch sử quý giá. Những di tích này gồm có Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chí Diểu ở xã Phú Mậu, thành phố Huế; Di tích Phan Bội Châu ở phường Trường An; Di tích xứ ủy Trung kỳ ở 114 Phan Đăng Lưu và Khu Chứng tích lịch sử Chín Hầm và nhà Ngô Đình Cẩn ở phường An Tây, thành phố Huế. Đồng thời, nơi đây còn có hệ thống kho kiểm kê, bảo quản với trên 30 ngàn tư liệu, hiện vật và nhiều bộ sưu tập có giá trị.

bao-tang-lich-su-thua-thien-hue-o-dau
Những hiện vật quý trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế gắn liền với những câu chuyện lịch sử. Ảnh: CAND

Chẳng hạn như bộ sưu tập cờ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến với 48 lá bao gồm 6 lá cờ Tổ quốc, 1 lá cờ Đảng, 6 lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, 7 lá cờ “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”, 1 lá cờ “Đơn vị khá nhất”, 1 lá cờ “Đơn vị đã có thành tích sản xuất và xây dựng khá nhất”... Rất nhiều hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt, như  lá cờ “Giải phóng” rộng 8m, dài 12m tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu vào ngày 26/3/1975 đánh dấu mốc son lịch sử Thừa Thiên-Huế hoàn toàn giải phóng.

Được biết, Di tích Quốc tử Giám là trường đại học duy nhất dưới triều Nguyễn còn tồn tại ở Việt Nam. Đây là một di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao, cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1993.

bao-tang-lich-su-thua-thien-hue-o-dau
Di tích Quốc tử Giám là trường đại học duy nhất dưới triều Nguyễn còn tồn tại ở Việt Nam

Không chỉ vậy, thời gian gần đây, Di tích Quốc tử Giám còn được tỉnh lên kế hoạch xây dựng, nghiên cứu trở thành bảo tàng giáo dục khoa cử. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã lựa chọn nơi đây làm điểm phát thưởng, tuyên dương tấm gương học sinh, sinh viên có thành tích cao ở các kỳ thi trên địa bàn tỉnh.

Hỏa hoạn tại di tích Quốc Tử Giám

Chiều 17/8, cư dân mạng không khỏi xôn xao khi biết có một vụ hỏa hoạn xảy ra bên trong di tích di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn. Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đức Lộc thông tin, đám cháy bùng lên trong khu nhà tự học cổ kính nằm phía tay phải khu Di Luân Đường. Đây là nơi trưng bày các hiện vật về phong trào đấu tranh cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Thừa Thiên Huế.

bao-tang-lich-su-thua-thien-hue-o-dau
Vụ cháy tại di tích Quốc Tử Giám, bên trong Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Ảnh: Tuổi trẻ Online

Được biết, khu di tích có dấu hiệu xuống cấp thời gian gần đây, lại gặp thời tiết hanh khô nên ngọn lửa bùng lên dữ dội. Nhân viên bảo tàng sau khi phát hiện vụ cháy đã hô hoán, cố gắng đưa các hiện vật trưng bày ra ngoài.

Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC&CHCN Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều 6 xe chữa cháy và hàng chục cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường để dập lửa. Sau hơn 1 giờ nỗ lực, ngọn lửa cơ bản được khống chế. Dù vậy, hệ thống mái cũng như kèo chịu lực của khu nhà do làm bằng gỗ đã bắt lửa, gây sập một phần mái khu nhà tự học.

Theo ông Lộc, có thể nguyên nhân ban đầu của vụ cháy là do chập điện. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Theo Tuổi trẻ Online, Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế

Xem thêm: Điều chưa từng tiết lộ về mối liên quan giữa nơi vua Minh Mạng chào đời và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận