4 cấp độ dạy con mà bậc cha mẹ nên biết: Đứa trẻ sau này tài năng hay bình thường là do đây

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái, là tấm gương để đứa trẻ noi theo. Để trở thành phụ huynh tốt, hãy lưu ý tới 4 cấp độ sau.

4 cấp độ dạy con mà bậc cha mẹ nên biết: Đứa trẻ sau này tài năng hay bình thường là do đây

Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của con cái, là tấm gương để đứa trẻ noi theo. Để trở thành phụ huynh tốt, hãy lưu ý tới 4 cấp độ sau.

Một nghiên cứu có kết luận như sau: Trước khi trẻ đủ 18 tuổi, tác động của giáo dục nhà trường chiếm 30%, tác động của giáo dục xã hội chiếm 10% và 60% còn lại đến từ giáo dục gia đình. Nói cách khác, việc cha mẹ dạy con ra sao có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ.

Làm cha mẹ có 4 cấp độ giáo dục, từng bước giúp đứa trẻ khôn lớn thành tài. Bạn đang ở cấp độ nào?

Cấp độ 1: Sẵn sàng chi tiền cho con cái

Xu hướng đưa trẻ đi khám phá thế giới đang dần trở nên phổ biến. Có người đưa con đi học ở những trường danh tiếng ở nước ngoài, hay đơn giản hơn là du lịch vòng quanh thế giới. Một số đăng ký cho con tham gia các trại hè thể thao khác nhau, chẳng hạn như lướt sóng, chèo thuyền và khúc côn cầu... 

Đằng sau tất cả những thứ đó là một mức giá có thể dễ dàng lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu. Thực tế, không phải lúc nào điều này cũng có hiệu quả.

Nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng chi tiền cho việc học hành của con nhưng sự đóng góp về vật chất chỉ là mức độ hài lòng thấp nhất đối với con và nó không thể sánh bằng tình yêu thương. Cha mẹ ở cấp độ thấp nhất chỉ coi trọng những đóng góp vật chất mà bỏ qua những nhu cầu tâm lý, tình cảm bên trong của con cái.

Cấp độ 2: Dành thời gian cho con cái

Những đứa trẻ thiếu cha mẹ đồng hành thời thơ ấu sẽ hình thành nên một "sa mạc cảm xúc" trong lòng. Ở mọi giai đoạn phát triển của trẻ, vai trò của cha mẹ là không thể thay thế.

Sự ôm ấp và đáp lại khi chúng mới bập bẹ bắt đầu cuộc sống, sự chăm sóc và hướng dẫn trong thời thơ ấu cũng như sự khẳng định và hỗ trợ ở tuổi thiếu niên đều là nguồn gốc mang lại cho trẻ cảm giác an toàn, hạnh phúc và tự tin.

Chỉ khi cha mẹ đầu tư thời gian và sức lực để thiết lập mối liên hệ tình cảm với con cái, họ mới có thể không ngừng nuôi dưỡng trái tim và mang lại cho chúng sự tự tin để vượt qua những trở ngại.

Cấp độ 3: Muốn học hỏi vì con

Một nhà tâm lý học có kể câu chuyện như sau: Có cặp cha mẹ nọ là nhạc sĩ nổi tiếng, họ kỳ vọng con cái có thể thành công về đàn nhị sau này. Họ liền áp dụng phương pháp "giáo dục đánh đòn" truyền thống và nghiêm ngặt với các con ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Thời gian trôi qua, cậu con trai ngày càng cảm thấy chán ghét việc chơi đàn nhị và nói rằng cả đời cũng không bao giờ muốn chạm vào nó nữa. Cô con gái mặc dù không từ bỏ việc chơi đàn nhị nhưng cô bé lại nảy sinh tâm lý đối đầu sâu sắc đối với cha mẹ và cắt đứt liên lạc với họ.

Trong một cuốn sách có tên Nuôi Dạy Con Kiểu Trung Quốc Mới, có viết: Trên đời này có hai kiểu cha mẹ. Một kiểu là "giáo dục kế thừa", họ sử dụng một loạt các phương pháp giáo dục mà họ đã nhận được trong quá khứ để giáo dục con cái, nếu con họ học không tốt, họ cũng sẽ chỉ nghĩ rằng giáo dục truyền thống không có vấn đề gì, và rằng vấn đề nằm ở đứa trẻ. Kiểu còn lại là "kiểu học", họ sẽ tìm tòi những phương pháp giáo dục bắt kịp thời đại, nếu con cái làm không tốt thì họ sẽ suy ngẫm và tìm ra cách giáo dục con phù hợp hơn.

Có người từng nói: Không phải cứ trở thành cha mẹ là có đủ tư cách làm cha mẹ, nuôi dạy con cái là một "nghề" lớn cần phải học tập và trau dồi suốt đời. Hành trình giáo dục trẻ em cũng giống như việc tưới nước cho một cái cây nhỏ. Muốn cho con mình được nuôi dưỡng với năng lượng tích cực vô tận, bản thân cha mẹ cũng cần phải có một nguồn nước sống vô tận.

Cấp độ 4: Dám thay đổi vì con

Con cái như một tấm gương, phản chiếu cái bóng của cha mẹ. Khi con gặp vấn đề, nhiều bậc cha mẹ thích đổ lỗi cho con và buộc con phải thay đổi. Rất hiếm người có thể nhận ra cái sai của mình, sẵn sàng thay đổi bản thân để làm gương cho con.

Chuyên gia giáo dục Sissy Goff từng nói: "Lý do chúng ta trở thành cha mẹ không phải để viết nên cuộc đời của con cái mà là để thanh lọc tâm hồn và cho phép chúng ta thay đổi bản thân hoàn toàn". Bản chất của việc giáo dục trẻ em là quá trình tự giáo dục của cha mẹ.

Khi cha mẹ dám vượt qua chính mình và sống cuộc sống tuyệt vời của riêng mình, họ sẽ tự nhiên trở thành ánh sáng rực rỡ soi đường cho cuộc đời con cái, dẫn dắt chúng tiến về phía trước.

Đằng sau mỗi đứa trẻ xuất sắc không phải là sự ngẫu nhiên mà là thành quả lao động không ngừng nghỉ, là sự dụng tâm của mỗi bậc cha mẹ. Cùng nhìn nhận lại xem bạn đang ở đâu và sau đó hướng tới việc trở thành những người cha người mẹ tốt hơn.

Theo ĐSPL

Xem thêm: Ông bố thừa nhận sai lầm chí mạng trong dạy con, khiến tương lai đứa trẻ bị ảnh hưởng