EQ hay chỉ số cảm xúc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân, mà còn giúp xây dựng lòng tin, sự gần gũi trong các mối quan hệ, tăng khả năng thích cứng trong môi trường xã hội.
Vì quan trọng như vậy nên việc quan tâm, phát triển EQ ở trẻ là rất cần thiết. Bởi nó là nền tảng cho sự phát triển toàn diện ở trẻ, giúp trẻ trở thành người trưởng thành tự tin, biết cảm thông và có trách nhiệm.
Giáo sư Lý Mai Cẩn từng chia sẻ trong một bài phát biểu rằng: Trẻ nhỏ có mối quan hệ rất lớn đối với môi trường gia đình, đặc biệt là phương pháp giáo dục của cha mẹ. Nếu trẻ bị đánh giá là có EQ thấp, thay vì đổ lỗi cho con, phụ huynh nên tự xem xét lại bản thân mình.
Theo giáo sư, dưới đây chính là 3 kiểu cha mẹ dễ nuôi dạy nên những đứa trẻ có EQ thấp:
Cha mẹ keo kiệt
Cha mẹ có thói quen tính toán, keo kiệt, bủn xỉn thì không thể cung cấp đủ môi trường để trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc một cách toàn diện được. Bởi lẽ, trẻ cần được học các sẻ chia, thấu hiểu và biểu đạt cảm xúc lành mạnh thì mới phát triển EQ cao được. Ví như, khi đi chợ một cọng hành cũng đôi co, trả giá với người bán hàng. Hơn nữa, kiểu cha mẹ như vậy còn có tính lợi dụng người khác, vì một chút lợi ích nhỏ mà sẵn sàng vứt bỏ lợi ích sang một bên. Những cha mẹ keo kiệt cũng rất dễ nuôi dạy nên cũng đứa trẻ ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
Cha mẹ thích kiểm soát
Cha mẹ quá kiểm soát con cái sẽ dễ gây nên các hệ lụy tiêu cực như làm giảm sự tự tin ở trẻ và giảm cả khả năng tự giải quyết, xử lý các vấn đề ở trẻ. Trẻ bị kiểm soát trong một thời gian dài sẽ dễ bị phụ thuộc, sợ hãi khi đưa ra quyết định hoặc thể hiện cảm xúc của mình. Thậm chí, có những trẻ còn bí mật làm ra những việc cực đoan để chống lại sự kiểm soát của cha mẹ.
Những việc như trên có thể hạn chế khả năng của trẻ trong việc học hỏi, phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc một cách tự nhiên, mà những điều này lại rất quan trọng cho việc phát triển EQ. Trẻ em luôn cần không gian riêng để thử nghiệm, mắc lỗi và học hỏi từ chính trải nghiệm của bản thân, không phải từ sự chỉ bảo gắt gao của cha mẹ.
Cha mẹ không kiểm soát được cảm xúc
Cha mẹ thường xuyên nóng giận có thể khiến không khí gia đình căng thẳng, gây khó khăn cho trẻ trong việc học cách xử lý cảm xúc một cách lành mạnh. Khi trẻ liên tục tiếp xúc với hành vi tức giận, chúng sẽ trở nên lo lắng, sợ hãi, thậm chí là bắt chước những hành vi tiêu cực đó. Điều này có thể ngăn chặn sự phát triển của khả năng thấu cảm, điều chỉnh cảm xúc của bản thân và cảm xúc đối với người khác, đồng thời còn hạn chế cả sự phát triển về các kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ, dẫn tới chỉ số EQ thấp hơn.
Xem thêm: Tỷ phú Warren Buffett hé lộ cách dạy con để chúng là những đứa trẻ tiêu tiền thông thái