Văn khấn Thổ Công mùng 1 âm tại nhà đầy đủ nhất

Theo phong tục truyền thống, vào ngày mùng 1 âm đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng Thổ Công và gia tiên. Các bạn có thể tham khảo văn khấn cúng Thổ Công mùng 1 âm tại nhà đầy đủ nhất trong bài viết dưới đây.

Loan Nguyễn
15:14 09/06/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thổ Công là ai?

Ông cha ta có câu “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Việc này xuất phát từ niềm tin vào các vị Thần, sự sợ hãi của con người với thế lực siêu nhiên. 

Dù rằng hầu như gia đình nào cũng thờ Thổ Công, Thần Tài, nhưng lai lịch và thân thế của chu vị Thần chưa chắc nhiều người đã nắm rõ. 

Nếu xét về nguồn gốc, Thổ Công, Thần Tài, Ông Táo,… là các vị Thần thuộc Đạo giáo Trung Hoa. Sau này, Việt Nam tiếp du nhập và tiếp nhận những nét văn hóa độc đáo của nước láng giềng. Sau này kết hợp với tín ngưỡng thờ cúng bản địa mà trở thành một tín ngưỡng thờ không thể thiếu của người Việt.

Theo truyền thuyết Trung Hoa, Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, đất cát gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân trong Sự tích Táo quân. 

Có giả thiết khác cho rằng Thổ Công là người chồng thứ 2 của Thổ Kỳ. Bà trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn. Thổ Công là vị Thần trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp, người chồng thứ nhất là Thổ Địa trông coi việc nhà cửa. Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.

Riêng người Việt, Ông Địa ăn mặc xuề xòa, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Ông Địa thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.

Ý nghĩa của thờ Thổ Công

Thổ Công là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Ngài cai quản đất cát nhà cửa mỗi gia đình. Các gia đình vào mỗi dịp cuối năm sẽ làm lễ tiễn Ông Công Ông Tác về trời báo cáo nhiệm vụ.

Việc thờ Thổ Công không chỉ thể hiện sự sùng bái các vị Thần mà còn là sự biết ơn đến Thần bảo hộ nhà cửa các thành viên gia đình được bình an. Người ta cũng thường cúng bái, bày tỏ mong cầu được Thổ Công che chở, ngăn chặn ma quỷ, tà ma xâm nhập vào nhà.

van-khan-tho-cong-mung-1-am-tai-nha-day-du-nhat-1

Cách sắm lễ cúng Thổ Công mùng 1 âm

Để cúng Thổ Công ngày mùng 1 âm lịch, gia chủ có thể tham khảo cách sắm lễ dưới đây:

Lễ chay cúng Thổ Công mùng 1 âm

-Hương

-Hoa tươi

-Rượu trắng

-Trầu cau tươi

-Trái cây tươi, bánh kẹo: Tùy lễ vật của mỗi gia đình, trong đó có thể chọn chuối, táo, dưa hấu và hộp bánh

-Nước trắng

-Vàng mã

Lễ mặn cúng Thổ Công mùng 1 âm

-Hương

-Hoa tươi

-Trầu cau

-Rượu trắng

-Nước trắng

-Thịt luộc: Thịt gà hoặc thịt lợn luộc

-Các món mặn khác: món xào, món canh

-Đồ vàng mã

Văn khấn Thổ Công mùng 1 âm tại nhà

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết như trên, gia chủ bày lễ vật trước bàn thờ Thổ Công, châm hương và đọc bài văn khấn cúng Thổ Công ngày mùng 1 âm dưới đây:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………..

Ngụ tại:…………………………………………………………..

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

van-khan-tho-cong-mung-1-am-tai-nha-day-du-nhat-2

Lưu ý khi cúng Thổ Công mùng 1 âm

Tác phong của gia chủ 

Cùng với văn khấn Thổ Công ngày mùng 1 âm thì tác phong của gia chủ cũng 1 phần ảnh hưởng đến kết quả, ước nguyện mong muốn của họ. 

Tác phong của người cúng cực kỳ quan trọng, sẽ thể hiện được sự tôn kính dành cho bề trên. Vì thế, gia chủ cần lưu ý một số điều:

-Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề

-Bày biện lễ vật thật chu đáo

-Thành tâm khi đọc văn khấn, không có tạp niệm

-Không sử dụng bùa hoặc những đồ giả, tanh hôi

Thời gian cúng tốt nhất

Về thời gian cúng, nhiều người thắc mắc nên cúng vào chiều 30 hay vào đúng ngày mùng 1 mới cúng. Tùy theo vào quan điểm, vùng miền mà có thể lựa chọn những ngày như trên để cúng, miễn là người cúng thành tâm kính lễ.

Về thời gian cúng mùng 1 âm, gia chủ nên chuẩn bị mâm lễ cũng như tươm tất mọi việc trước 6-7h tối hoặc 9-10h nếu vào buổi sáng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để cúng.

Nghi thức cúng chuẩn nhất

Về nghi thức cúng, gia chủ cần đảm bảo tuân theo các lưu ý như sau:

-Bày mâm lễ vật thấp hơn bàn thờ

-Cúng ông Công trước rồi mới cúng tổ tiên sau

-Mâm lễ vật phải được đặt trước bàn thờ với độ cao phù hợp, không được để ngang bằng

-Đọc qua văn khấn vài lần cho nhuần nhuyễn trước khi cúng

Xem thêm: Văn khấn mùng 1 âm 2021 tại gia đầy đủ nhất

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận