Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có "cá thần" ở Thanh Hóa

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ xưa nổi tiếng của Thanh Hóa. Vào những năm 1920, tại đây vẫn còn con suối cá thần rất độc đáo.

Những bức ảnh lịch sử quý giá về ngôi đền có "cá thần" ở Thanh Hóa

Đền Phố Cát là một trong những ngôi đền cổ xưa nổi tiếng của Thanh Hóa. Vào những năm 1920, tại đây vẫn còn con suối cá thần rất độc đáo.

Theo ghi chép, đền Phố Cát được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVI là một trong những trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh tiêu biểu của người dân xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tương truyền đây là nơi công chúa Liễu Hạnh giáng trần lần thứ ba để cứu nhân độ thế, được nhân dân suy tôn là Đức Thánh Mẫu và trở thành một trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam.

Lối vào đền Phố Cát, Thanh Hóa thập niên 1920
Ngôi đền nằm bên bờ suối, nơi có đàn "cá thần" sinh sống. Đàn cá ở nơi đây đã tuyệt diệt do sự tác động của con người vào những năm 1960-1970.
Một góc sân đền, nơi bày thúng mủng, quang gánh, đồ vàng mã. Mấy ông thầy bói trải chiếu ngồi để phục vụ khách hành hương.
Các thiếu niên thổi cơm bằng niêu đất bên bờ suối. Lúc này đền đang có hội, khách kéo về rất đông.
Khách thập phương ngồi nghỉ ngơi, rửa mặt mũi chân tay ở dòng suối cạnh đền.
Đám đông tề tựu bên bờ suối.
Khách hành hương ném thức ăn cho "cá thần" ở đền Phố Cát.
Đoạn suối có "cá thần"

Ký giả Nguyễn Trọng Tín trong bài Suối cá thần có kể lại: “Nhà thơ Nguyễn Duy còn cho biết, trước kia ở đền Phố Cát, huyện Nho Quan, cũng thuộc Thanh Hóa, nơi giáp ranh với tỉnh Ninh Bình, có một dòng suối Cá Thần, cá nhiều không kém gì suối Lương Ngọc.

Cá ở suối Phố Cát cũng là cá dốc, nhưng vi của nó màu đỏ thẫm và dài hơn cá dốc suối Lương Ngọc. Trong thời kỳ không quân Mỹ đánh phá miền Bắc, một đơn vị bộ đội về đây đóng quân, cánh lính nhà ta đã dùng thuốc nổ đánh cá suối cải thiện bữa ăn, nên “cá thần” ở đây đã tiệt nòi”.

Xem thêm: Điểm lại những hình ảnh bình dị và cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh