Ngày Rằm không nên ăn gì?

Ngoài mùng 1 đầu tháng thì ngày rằm cũng là một ngày quan trọng trong tháng. Do đó trong ngày này cũng có những kiêng kị mà bạn nên hạn chế phạm phải. Vậy Ngày Rằm không nên ăn gì và nên ăn gì để luôn gặp may mắn?

Ngày Rằm không nên ăn gì?

Ngoài mùng 1 đầu tháng thì ngày rằm cũng là một ngày quan trọng trong tháng. Do đó trong ngày này cũng có những kiêng kị mà bạn nên hạn chế phạm phải. Vậy Ngày Rằm không nên ăn gì và nên ăn gì để luôn gặp may mắn?

Ngày Rằm không nên ăn gì?

Theo quan niệm dân gian, vào ngày Rằm mọi người nên kiêng kỵ những món ăn sau để tránh gặp phải những điều xui xẻo:

Mực: Không chỉ trong ngày đầu tháng, người Việt còn kiêng kỵ những món ăn từ mực vào ngày rằm. Người ta cho rằng nếu ăn mực vào những ngày này thì cả tháng sẽ “đen như mực”, gặp đủ mọi chuyện bất trắc, xui xẻo.

Thịt chó: Đối với một số người, thịt chó vẫn là món ăn khoái khẩu. Tuy nhiên, người ta thường chỉ ăn thịt chó vào cuối năm hoặc cuối tháng để giải xui, còn đầu năm, đầu tháng và ngày rằm sẽ kiêng khem. Nguyên nhân là do dân gian có quan niệm “đen như chó” - ăn thịt chó sẽ kéo theo vận đen cả tháng.

Cháo trắng: Cháo trắng thường được dùng để cúng rằm, nhất là rằm tháng bảy. Quan niệm dân gian cho rằng, nếu bạn ăn cháo trắng ma quỷ sẽ nghĩ bạn đang tranh ăn với họ. Vì thế, bạn sẽ bị ma quỷ quấy phá và liên tục gặp những điều không may.

Thịt vịt: Tuy là món ăn phổ biến cuối tháng để giải đen nhưng thịt vịt lại bị kiêng cữ trong ngày đầu tháng, ngày rằm và cả tháng cô hồn. Người ta cho rằng nếu ăn thịt vịt vào tháng này sẽ gặp phải tình trạng “tan đàn xẻ nghé”. Vậy nên, thay vì thịt vịt, mọi người thường lựa chọn các món từ thịt gà mang ý nghĩa cát tường, gọi đến những điều an lành.

Cá mè: Món cá mè phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung được người dân kiêng do chữ “mè” gắn với từ “mè nheo”. Thêm vào đó, cá mè rất tanh, lại có nhiều xương nên khi ăn khá tốn công gỡ. Điều này khiến món cá mè bị cho là không thuận lợi, dễ đem lại trắc trở trong cả tháng.

Sầu riêng: Loại quả đặc sản thơm ngon và giàu dinh dưỡng của các tỉnh Nam Bộ được kiêng khem khá kỹ vào tháng cô hồn. Lý do là bởi hai chữ “sầu riêng” vốn đã mang hàm nghĩa không tốt, dễ mang đến những phiền muộn, tủi hổ.

Cam, lê, chuối: Bên cạnh sầu riêng, ba loại quả cam, lê, chuối cũng bị cho là có những ý nghĩa tiêu cực như “quýt làm cam chịu, lê lết, trượt vỏ chuối”. Cả ba đều ám chỉ đến những tai họa, điều không may mắn và sự thất bại. Chính vì vậy, tuy được bày nhiều trong mâm ngũ quả cầu phước ngày Tết nhưng nhiều người vẫn hạn chế ăn các loại quả này vào ngày rằm.

Ngày rằm nên ăn gì để luôn may mắn?

Nên ăn các món chay có màu vàng sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc, may mắn.

Nên ăn cá để thuận lợi về tiền bạc.

Nên ăn xôi gấc để cả tháng được sung túc, may mắn.

Nên ăn đu đủ để đón nhận nhiều may mắn về tài lộc, sự nghiệp có nhiều bước chuyển biến thuận lợi.

Nên ăn đồ ngọt để thúc đẩy tình duyên.

Nên ăn dưa hấu để đón nhiều tài lộc, may mắn, cát tường,…

Lưu ý về món ăn ngày Rằm tháng Giêng

Bạn nên ăn những loại thực phẩm có màu sắc tươi tắn như vàng, đỏ, xanh để mong cả tháng luôn gặp may mắn.

Tùy vào tập tục từng vùng miền, có nơi vẫn ăn cỗ mặn trong ngày Rằm nhưng cũng có nhiều Phật tử sẽ tránh mọi việc liên quan đến sát sinh bằng cách ăn chay.

Các loại quả có hình tròn tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy, hạnh phúc rất được ưa chuộng vào ngày rằm, mùng 1 như bưởi, cam, quýt, dưa hấu, táo…

Có nơi chọn ăn khổ qua với ý nghĩa dân dã là mọi nỗi khổ sẽ qua đi để đón một tháng mới bình yên, hạnh phúc.

Riêng món cá, cần phải để nguyên con để đảm bảo có một tháng “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Các loại quả có hình tròn tượng trưng cho sự sung túc, sum vầy, hạnh phúc rất được ưa chuộng vào ngày rằm, mùng 1 như bưởi, cam, quýt, dưa hấu, táo…

Có nơi chọn ăn khổ qua với ý nghĩa dân dã là mọi nỗi khổ sẽ qua đi để đón một tháng mới bình yên, hạnh phúc.

Riêng món cá, cần phải để nguyên con để đảm bảo có một tháng “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Xem thêm: Trọn bộ văn khấn tại chùa ngày Rằm cập nhật mới nhất