Mẹo cải thiện tài chính ngay lập tức nhờ thói quen "luôn trả tiền cho mình trước"

Có thể bạn chưa biết, trả tiền cho bản thân trước có nghĩa là nhận ra các ưu tiên tài chính, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chi tiêu ít hơn cho các danh mục khác.

Mẹo cải thiện tài chính ngay lập tức nhờ thói quen "luôn trả tiền cho mình trước"

Có thể bạn chưa biết, trả tiền cho bản thân trước có nghĩa là nhận ra các ưu tiên tài chính, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chi tiêu ít hơn cho các danh mục khác.

Khái niệm trả tiền cho bản thân trước rất đơn giản: Vào ngày lĩnh lương, điều đầu tiên bạn làm là dành một phần thu nhập cho các mục tiêu trong tương lai trước khi chi tiêu cho các vật dụng tùy ý hoặc nhu yếu phẩm sinh hoạt.

Trả tiền cho bản thân trước có nghĩa là nhận ra các ưu tiên tài chính, ngay cả khi điều đó có nghĩa là chi tiêu ít hơn cho các danh mục khác. Thay vì chờ đợi để tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng, bạn tiết kiệm trước và sau đó tiêu những gì còn lại.

Trả tiền cho mình trước có nghĩa là gì?

Trả tiền cho bản thân trước có nghĩa là đầu tư tiền để nghỉ hưu, xây dựng quỹ khẩn cấp hoặc cất giữ tiền tiết kiệm. Ví dụ: Giả sử bạn kiếm được 20 triệu/tháng, tức 240 triệu/năm và muốn mua một chiếc ô tô trả góp. Bạn quyết định bắt đầu tiết kiệm 10 triệu/tháng. Để theo dõi tiến trình đó một cách dễ dàng, bạn nên mở một tài khoản tiết kiệm riêng cho mục tiêu đó. Hàng tháng, bạn sẽ chuyển 10 triệu vào tài khoản tiết kiệm đó ngay sau khi nhận lương.

Gửi tiền ngay khi mới nhận được lương sẽ làm tăng khả năng tiết kiệm và hoàn thành kế hoạch trong khung thời gian đã xác định. Mặt khác, nếu bạn chỉ đợi đến cuối tháng để xem số tiền còn lại trong tài khoản của mình, sẽ mất nhiều thời gian hơn để có đủ tiền mua ô tô.

Tại sao bạn nên trả tiền cho mình đầu tiên?

Trả tiền cho bản thân trước tiên không chỉ là số tiền bạn có thể tiết kiệm được. Đó là xây dựng thói quen tiết kiệm sớm, ngay cả khi chỉ có thể tiết kiệm 1 triệu mỗi tháng. Bạn luôn có thể tăng số tiền tiết kiệm được sau khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng bạn càng chần chừ lâu thì thói quen tiết kiệm càng khó hình thành.

Trả tiền cho bản thân trước cũng sẽ dạy bạn tầm quan trọng của việc lập kế hoạch cho tương lai. Nó có thể giúp bạn trở nên hạnh phúc và viên mãn hơn vì bạn sẽ đặt nền tảng tài chính để theo đuổi ước mơ và theo đuổi những gì thực sự quan trọng với mình.

Làm thế nào để trả tiền cho mình đầu tiên?

Tạo một tài khoản tiết kiệm riêng

Để bắt đầu, hãy mở một tài khoản tiết kiệm riêng dành cho mục tiêu tài chính. Tốt nhất là bạn nên tách số tiền này ra khỏi các khoản chi tiêu hàng ngày của mình để không vô tình tiêu hết số tiền đó. Bạn có thể mở bao nhiêu tài khoản tiết kiệm đều được. Miễn là nó phục vụ cho mục đích cụ thể, bạn cần phân phối số tiền lương của mình cho các thẻ đó. Điều này giúp bạn luôn ngăn nắp cho việc quản lý và biết được mình đã tiết kiệm bao nhiêu cho từng mục tiêu cụ thể.

Thiết lập chế độ chuyển tiền tự động

Các ngân hàng cho phép bạn tạo chế độ chuyển khoản tự động từ tài khoản này sang tài khoản khác. Thiết lập chuyển khoản tự động là một trong những cách dễ dàng nhất vì bạn không cần phải nhớ để thực hiện.

Để bắt đầu, hãy quyết định số tiền bạn muốn tiết kiệm hàng tháng cho mỗi mục tiêu. Chuyển khoản tự động nội bộ thường miễn phí, nhưng một số ngân hàng có thể tính phí nếu bạn gửi tiền vào một tài khoản bên ngoài. Chuyển tự động có thể được dừng hoặc chỉnh sửa bất cứ lúc nào.

Theo dõi tiến độ

Khi bạn đang tiết kiệm cho một mục tiêu, điều quan trọng là phải theo dõi tiến trình để duy trì động lực. Bạn có thể giữ một bản ghi thủ công trên tủ lạnh hoặc gương trong phòng tắm hoặc lập bảng online để tiện theo dõi. Có một lời nhắc trực quan về mục tiêu có thể giúp bạn tiếp tục hành trình, ngay cả khi muốn dừng lại.

Bạn nên trả cho mình bao nhiêu trước?

Bạn nên tự trả cho bản thân bao nhiêu trước tiên hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập, tình trạng tiết kiệm hiện tại và các mục tiêu tài chính. Nó cũng phụ thuộc vào nơi bạn sống, hoàn cảnh gia đình và các yếu tố cá nhân khác.

Nếu bạn đang tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, một nguyên tắc chung là tiết kiệm từ 10% đến 15% thu nhập. Quỹ khẩn cấp nên có giá trị từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt.

Xem thêm: Buông bỏ 2 thói quen tốn kém, cặp vợ chồng tiết kiệm cả "núi" tiền: Muốn làm giàu, nhất định nên thay đổi