Kim sí điểu là con gì và ý nghĩa Kim sí điểu trong Phật giáo?

Từ loài chim kỳ lạ, hay sát sinh trong Hindu giáo, Kim sí điểu đã đi vào kinh điển của Đạo Phật và trở thành vị thần hộ pháp bảo vệ con người.

Đỗ Thu Nga
14:28 11/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong bài kinh kệ của Đạo Phật có nhắc đến Kim sí điểu như sau: 

大鵬金翅鳥

曠野鬼神眾

 羅剎鬼子母

 甘露悉充滿

唵 穆帝  莎訶

“Đại bàng Kim Sí Điểu

Khoáng dã quỷ thần chúng

La sát, Quỷ Tử Mẫu

Cam lồ tất sung mãn

Án mục đế tóa ha”(7 lần)

(Nghĩa: Chim đại bàng cánh vàng

Chúng quỷ thần hoang dã

La Sát, quỷ Tử Mẫu

kim-si-dieu-la-con-gi-0
Garuda (Kim sí điểu) là vua của các loài chim thuộc chủng tộc linh thú xuất hiện từ thời thượng cổ là một trong Bát Đại Tộc Hộ Pháp theo tín ngưỡng Phật Giáo

Theo tìm hiểu, Kim sí điểu (Đại bàng Kim sí điểu) vốn có tên là Ca Lâu La phiên âm từ Garuda, tức con chim thần từ trong văn hóa Hindu, chuyển nhập vào văn hóa Phật giáo. Theo phiên âm từ S: Garuda, phiên âm Ca lâu la tức là con chim thần to lớn, lông vàng, hung giữ hay Diệu sí điểu. 

Theo Hindu giáo, do nghiệp báo nên Kim sí điểu thường tìm bắt rồng để ăn thịt. Một ngày họ Kim sí điểu đuổi bắt rồng nên rồng sợ chạy vào ẩn náu dưới tòa sen của Đức Phật xin Ngài cứu mạng. Đức Phật sau đó đã dùng oai thần che chở cho rồng rồi giảng pháp cho Kim sí điểu nghe để giải trừ oan gia nghiệp chướng giữa hai loài.

"Một ngày nó có thể ăn 500 con rồng con và 1 con rồng to. Đó là một chuyện đại sát sinh. Bởi vậy Đức Phật từ bi mới gọi Kim sí điểu đến và nói rằng: Từ đây, ngươi hãy chấm dứt cuộc đại sát sinh đó và đi theo Đức Phật".

Nghe Đức Phật giảng, Kim sí điểu đáp: "Nếu tôi không ăn thịt rồng thì tôi sống sao được?". 

Đức Phật trả lời: "Sau này, mỗi bữa ăn ta sẽ cho các đệ tử của ta cúng thí ngương một chút thức ăn thì ngươi có thể sống được".

kim-si-dieu-la-con-gi-8
Hình ảnh Kim sí điểu ngậm rắn

Vỡ ra đạo lý Đức Phật giảng dạy nên từ đó Kim sí điểu phát tâm quy y tam bảo trở thành một trong 8 bộ chúng ủng hộ Phật pháp. Tương truyền rằng, những lúc Đức Phật giảng kinh Diệu Pháp Liên Hoa ở núi Linh Thứ, có vô số Kim sí điểu đến nghe pháp, cải tà quy chính, trở thành 8 bộ trời rồng hộ trì tam bảo.

Được biết, ban đầu hình tượng Kim sí điểu có thân hình vạm vỡ, đầu chim, mỏ đại bàng, phía trên có mũi miệng và đằng sau có một đôi cánh. Nhưng đây là hình ảnh hư cấu, do con người sáng tạo ra.

Kim sí điểu hay Garuda được điêu khắc hay tạc trong nhiều tư thế như đang ăn rắn thần Naga hay hình ảnh vị thần Vishnu - chúa tể của các vị thần đang chinh phục Garuda hay tư thế Garuda đội bệ đá hoa sen dều được bắt nguồn từ những câu chuyện trong Phật giáo. Hiện nay, văn hóa Ấn Độ vẫn lưu truyền thuyết về mối hận thù giữa loài rắn và rồng với chim Garuda.

Theo thuyết của người Ấn Độ, Mẹ của Kim sí điểu là vị thần Vinata bị mẹ của các loài rắn loài rồng Naga là Kadru cầm tù nên Kim sí điểu thường lên thiên đình ăn trộm các vị thuốc và bảo bối của các vi thần để mang về cứu mẹ. Nhưng khi lên đến thiên đình thì bị phát hiện, các sư thần đã đánh Kim sí điểu dữ dội.

Còn một chi tiết khá thú vị đó là loài Garuda hay Kim Sí Điểu này còn được coi là cậu của Phật tổ. Chuyện kể rằng, nguyên từ lúc trời còn hỗn độn, trong các loài biết bay thì phượng hoàng là chúa. Phương hoàng sinh ra Khổng tước và Đại bàng. Khổng tước hung giữ, nuốt cả Như Lai vào bụng. Như Lai đã  rạch xương sống của Khổng tước để chui ra, toan giết chết thì Đức Phật can khuyên. Như Lai sau đó phong cho Khổng tước là Phật Mẫu. Vì vậy, luận về vai vế, Đại bàng được xem là cậu của Như Lai.

Qua những truyền thuyết trên và ý nghĩa biểu tượng Kim sí điểu, chúng ta có thể thấy rõ tinh thần cơ bản của Đạo Phật: Chỉ có lòng từ bi mới hóa giải được oán thù để chuyển hóa người ác thành thiện. Đức Phật không vì thương rồng mà tiêu diệt Kim sí điểu. Đức Phật vì đức từ bi mà khuyên Như Lai buông bỏ hận thù với Khổng tước. 

kim-si-dieu-la-con-gi
Tượng Kim sí điểu

Với tuệ giác của mình, Đức Phật đã nhìn rõ trùng trùng nhân quả do ác nghiệp tạo ra. Muốn diệt trừ tận gốc oán thù thì không thể đứng về một phía, chỉ có lòng từ bi vô lượng, vô biên mới làm cho "oan gia, trái chủ" thức tỉnh, sám hối và quay về chánh đạo.

Qua các câu chuyện thần thoại, Kim sí điểu được mô tả là vị thần mạnh nhất với ánh sáng hoàng kim chói lóa. Kim sí điểu còn là biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí cương trực bất diệt. Ánh sáng hoàng kim của Kim sí điểu có thể tiêu trừ các ma chướng, tà khí, tà pháp tác động lên chúng sinh.

Trong Phật giáo, Kim sí điểu hưởng thọ trai của các phật tử nên thường du hành khắp tam giới độ duyên chúng sinh không an định tại nơi nào cả. Nơi Kim sí điểu bay đến đều sẽ như ánh sáng bình minh của Đạo Pháp soi rọi đem đến niềm hy vọng và lòng quyết tâm dũng cảm tiến về phía trước trên đường hoàn thiện chính mình của muôn loài.

Đối với văn hóa Việt Nam, tại chùa Bối Khê (huyện Thanh Oai, Hà Nội có một ngôi chùa đang lưu giữ bức tượng Kim sí điểu có từ thời nhà Trần đang đội bệ đá hoa sen.

Theo ghi chép của lịch sử phật pháp, Kim sí điểu là là một trong những linh vật biểu trưng cho sức mạnh vô biên của phật pháp. Vì thế, khi gia chủ thỉnh tôn tượng kim sí điểu sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động sẽ gặt hái được thành công và may mắn, nhanh chóng thăng hoa, có nhiều dấu ấn đặc biệt phát triển sự nghiệp nhanh chóng. Ngoài ra, kim sí điểu còn giúp cho những người trong gia đình bạn gặp nhiều may mắn, xua đuổi mọi rắc rối.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận