Dẫn chứng "ăn điểm" từ những câu chuyện cảm động trong SEA Games 32

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 đang diễn ra, bên cạnh những tấm huy chương là những câu chuyện cảm động...

Dẫn chứng "ăn điểm" từ những câu chuyện cảm động trong SEA Games 32

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 đang diễn ra, bên cạnh những tấm huy chương là những câu chuyện cảm động...

Đại hội thể thao Đông Nam Á 2023 (SEA Games 32) là sự kiện thể thao đa môn hai năm tổ chức một lần của khu vực. Đây là nơi quy tụ những vận động viên xuất sắc nhất của các quốc gia Đông Nam Á. Họ đến đây để thi đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Bên cạnh những tấm huy chương cao quý còn là những câu chuyện cảm động về nghị lực phi thường của các vận động viên.

Nghị lực phi thường của "cô gái vàng" Nguyễn Thị Oanh

Nguyễn Thị Oanh - "cô gái vàng" của thể thao Việt Nam đã giành được 2 huy chương vàng (HCV) chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút. 

Theo thông tin từ báo giới, chủ nhà Campuchia bất ngờ thay đổi lịch trình thi đấu, sắp xếp 2 nội dung thi sở trường của Nguyễn Thị Oanh là 1500m và 3.000m vượt chướng ngại vật chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút. Oanh đã bị đưa vào tình huống phải chọn 1 trong 2. 

Tuy nhiên, Nguyễn Thị Oanh đã chọn cả hai. Ngay khi vừa vô địch 1500m, Oanh đã không ăn mừng chiến thắng mà quay ra chuẩn bị cho nội dung 3000m vượt chướng ngại vật và xuất sắc giành vô địch ở nội dung này. Oanh đã chiến thắng bởi tài năng, sự quyết tâm của mình.

Chiến thắng không nằm ở tấm huy chương, nó nằm ở sự vượt lên giới hạn của bản thân

Về đích cuối cùng, sau người về nhất đến 6 phút nhưng vận động viên điền kinh 20 tuổi - Bou Samnang của nước chủ nhà Campuchia vẫn cần mẫn chạy một mình khóc trong mưa.

Với nhiều người, cô gái này đã đạt được tấm huy chương vàng trong lòng khán giả. Đôi khi chiến thắng không nằm ở tâm huy chương mà là sự vượt lên giới hạn của bản thân, kiên trì với mục tiêu của mình.

Gạt nước mắt và đặt tổ quốc lên trên

Cặp song sinh Trương Thảo My và Trương Thảo Vy có cha là người Việt, mẹ là người Việt lai Mỹ. Hai chị em sinh ra và lớn lên tại bang Texas (Mỹ) nhưng luôn khát khao được về quê hương thi đấu. 

"Tôi là người Việt Nam, là một cô gái Việt Nam, lớn lên trong một gia đình Việt Nam. Tôi chỉ muốn thi đấu cho Việt Nam và khiến mọi người tự hào".

SEA Games 32, trong thời gian thi đấu, bà ngoại của My và Vy đột ngột qua đời. Nhưng với lời hứa mang huy chương vàng về cho bà ngoại và vì màu cờ sắc áo, bóng rổ Việt Nam đã đứng trên bục cao nhất. Gia đình đã trở thành điểm tự. Họ đã chiến đấu với tình yêu nước đặt trong trái tim, trí óc.

Muốn thành công phải có sự chuẩn bị

Chiến thuật "10M" giúp Việt Nam giành huy chương vàng 4x400m tiếp sức hỗn hợp. Khi đứng chờ nhận gậy, hai chân chạy nữ của Việt Nam đứng xa hơn những chân chạy còn lại khoảng 10 mét.  Các vận động viên nam sẽ chạy 400m + 10m để gánh thêm 10m cho các nữ vận động viên. Từ đó giúp vận động viên nữ có thêm thể lực để bứt tốc ở lượt chạy của mình.

Dẫu bạn có là ai, tài năng thế nào, đã từng là nhà vô địch thì trong bất kỳ cuộc chiến nào, bạn không bao giờ được chủ quan, phải có sự chuẩn bị chu đáo, vạch ra chiến lược rõ ràng và thi đấu với một cái đầu lạnh cùng một trái tim nóng.

Xem thêm: Những điều gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí sau cuộc gặp gỡ với Nở?