Cổ nhân mách thuật nhìn người không cần xem mặt nhưng siêu chuẩn xác

Nghệ thuật nhận biết một người thực sự không phải là dự trên ngoại hình của họ mà dự trên việc "nhìn người không cần xem mặt". Hãy cùng tham khảo nhé.

Cổ nhân mách thuật nhìn người không cần xem mặt nhưng siêu chuẩn xác

Nghệ thuật nhận biết một người thực sự không phải là dự trên ngoại hình của họ mà dự trên việc "nhìn người không cần xem mặt". Hãy cùng tham khảo nhé.

Quan sát chi tiết

Người xưa thường nói, biết người biết mặt không biết lòng. Có rất nhiều người mặt thì đẹp như hoa, nhưng lòng dạ ác độc; nham hiểm. Nếu bạn muốn nhìn thấy bộ mặt thật của một người, trước tiên bạn phải quan sát chi tiết của người đó.

Ví dụ, Tăng Quốc Phiên rất chú ý đến chi tiết khi lựa chọn nhân tài. Người ta kể rằng có lần cấp dưới của ông đã tiến cử ba người trẻ để Tăng Quốc Phiên lựa chọn. Mọi người đều cho rằng Tăng Quốc Phiên sẽ hỏi từng người một và kiểm tra họ trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, Tăng Quốc Phiên chỉ từ nhìn họ mà đã chọn được một người phù hợp, nên mọi người đã hỏi ông bí quyết để nhận biết mọi người. 

Tăng Quốc Phiên mỉm cười nói: “Kỳ thực rất đơn giản, vừa rồi tôi đi dạo về, lúc đi ngang qua trước mặt ba người, người đàn ông bên phải cúi đầu không dám ngẩng đầu lên, điều này chứng tỏ anh ta là người cung kính và nghiêm túc, cho nên có thể giao cho anh công việc cung ứng. Người đàn ông ở giữa tỏ ra vô cùng cung kính, nhưng khi tôi đi qua, lập tức nhìn trái nhìn phải, có thể thấy anh ta là kẻ bằng mặt nhưng không bằng lòng, người này không thể tin tưởng được. Người bên trái luôn đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, không kiêu ngạo cũng không khiêm tốn, là một vị tướng giỏi".

Bậc “đại tướng kỳ tài” được Tăng Quốc Phiên nhắc đến chính là Lưu Minh Truyền, người sau này giữ chức tuần phủ đầu tiên của tỉnh mới Đài Loan.

Vì vậy, bằng cách quan sát chi tiết hành vi của một người, bạn thực sự có thể đưa ra rất nhiều phán đoán, nhưng điều quan trọng là bạn phải có kinh nghiệm nhất định hoặc học hỏi từ kinh nghiệm của những người đi trước.

Quan sát lời nói

Ngoài ra còn có kỹ năng nhận biết người, quan sát lời nói của người ta, cũng chính là nghe cách người ta nói như thế nào.

Gia Cát Lượng thời Tam Quốc cũng là bậc thầy trong việc nhận biết người. Kinh nghiệm của ông là: “Vấn chi dĩ thị phi nhi quan kỳ chí, cùng chi dĩ từ biện nhi quan kỳ biến, ti chi dĩ kế mưu nhi quan kỳ thức, cáo chi dĩ họa nan nhi quan kỳ dũng”. Nghĩa là, muốn xem xét chí hướng của một người thì phải hỏi họ về điều phải trái đúng sai, dùng câu hỏi, lý lẽ truy hỏi đến cùng để xem khả năng ứng biến đối phó với các tình huống của của một người, dùng mưu kế của mình để đánh giá những kiến thức của đối phương, đặt ra những tình huống gian nguy, khốn khó để xem sự dũng cảm của đối phương.

Như vậy, chỉ bằng cách đặt những câu hỏi bạn có thể hiểu được quan điểm và nguyện vọng của một người; bằng cách đặt những câu hỏi bất ngờ, bạn có thể hiểu được câu trả lời của người đó; bằng cách hỏi về những chiến lược cụ thể, bạn có thể kiểm tra kiến ​​thức của anh ta; những rủi ro mà anh ta phải đối mặt, bạn có thể kiểm tra lòng can đảm của một người.

Vì vậy, những kỹ năng quan sát lời nói này có phần giống với phương thức phỏng vấn ở nơi làm việc trong xã hội hiện đại, bằng việc đánh giá khả năng và đạo đức của một người bằng cách đặt trước một số câu hỏi.

Nhìn thấy lòng người theo thời gian

Kỹ năng thứ ba là tính thời gian. Người ta thường nói: “Đường xa mới biết ngựa hay, ở lâu mới hiểu sự thẳng ngay của lòng người”. Con người ở với nhau lâu dài sẽ tự nhiên hiểu nhau sâu sắc hơn, bởi vì sự ngụy trang của con người có thể là giả tạo nhất thời nhưng không thể giả tạo cả đời, dù thế nào đi nữa, những người đạo đức giả sẽ luôn vô tình bộc lộ bản chất thật của mình.

Thời gian trôi qua không bao giờ là uổng phí, nó nghiệm chứng nhân tâm, chứng kiến nhân tính, giúp bạn hiểu được sự thật, phân biệt giả dối. 

Rồi đến lúc bạn sẽ thấy, nhân sinh chính là như vậy…

Vừa mới nói đấy mà đã thay đổi, vừa mới nghe đấy mà đã lạnh lùng, vừa mới nhìn đấy mà đã chán ghét rồi. 

Lão Chu lâu rồi mới tới ăn cơm, ông ấy thường ngày là một người rất rộng rãi, nhưng hôm nay ăn cơm mặt mày cứ tối sầm đi, vừa hỏi mới biết được, gần đây bố ông bị bệnh, cần phải xoay tiền gấp để phẫu thuật. Bình thường, những người bạn của ông hễ gặp mặt đều nói, lần sau có chuyện gì cần hỗ trợ thì cứ việc mở miệng.

Nhưng hôm nay, bố của lão Chu bị bệnh, trùng hợp là lúc này công ty của ông ấy nhất thời không xoay được nhiều tiền như vậy, liền tới hỏi vay bạn bè thân thích. Không ngờ rằng, đám bạn thấy lão Chu thì tránh mặt như tránh dịch, đều thoái thác nói mình không có tiền.

Bạn nói xem, nếu không phải thật sự gặp phiền toái, làm sao có thể hiểu được lòng người rốt cuộc đen trắng thế nào? Tâm người đó là thật hay giả, là ấm hay lạnh, tất cả đều cần thời gian lâu mới có thể nhìn ra được.

Một người đối xử với bạn tốt hay không tốt, chỉ có ở chung lâu ngày mới biết rõ; một người đối với bạn có thật lòng hay không, chỉ khi gặp chuyện mới có thể sáng tỏ. Người thực sự tốt với bạn, bất luận là bạn giàu hay nghèo, đều đối đãi với bạn như lúc ban đầu; mà những người dùng hư tình giả ý đối đãi với bạn, thì điều họ sợ nhất chính là phiền phức của bạn.

Cả đời chúng ta sẽ gặp được rất nhiều người, nhưng người có thể đi cùng chúng ta hết chặng đường này lại vô cùng ít. Người đối tốt với bạn, không cần dùng những lời hoa mỹ để nói cho bạn biết, mà sẽ dùng hành động để thể hiện lòng mình. Nguyện cho tất cả những người dám cho đi chân tình, sẽ nhận lại được chân tình.

Xem thêm: Cổ nhân nói: "Một bát cơm không thể làm no bụng nhưng một câu tức giận đủ khiến một người tức chết"