“Chữ, công cụ của nhà văn” trong góc nhìn của nhà văn Mỹ A. Nyland

“Chữ là công cụ của nhà văn. Chữ diễn đạt ý nghĩ của chúng ta; chúng cung cấp một lối ra cho các ý tưởng của chúng ta; chúng là phương tiện qua đó nhà văn truyền đạt.

“Chữ, công cụ của nhà văn” trong góc nhìn của nhà văn Mỹ A. Nyland

“Chữ là công cụ của nhà văn. Chữ diễn đạt ý nghĩ của chúng ta; chúng cung cấp một lối ra cho các ý tưởng của chúng ta; chúng là phương tiện qua đó nhà văn truyền đạt.

Một nhà văn thành công thì phải yêu chữ. Đó phải là một tình yêu đầy am hiểu, thiện cảm và kiểm soát rốt ráo. Một nhà văn phải có từ vựng tương xứng và phải dùng tốt chữ. Đó là bí quyết của sự truyền đạt. Mỗi chữ trong câu phải chuyên chở sức nặng của chính nó. Chính phẩm chất ấy khiến người ta nhớ mãi các diễn văn và bài viết của Winston Churchill. Không biết bao nhiêu lần ông dùng các câu diễn đạt hoàn hảo tới độ không thể thay một chữ trong câu mà không làm biến đổi ý nghĩa hoặc hủy hoại sự hoàn hảo tiết tấu của câu. Một thí dụ mà ai cũng biết, là ông bày tỏ lòng tôn kính đối với Không lực Hoàng gia Anh trong Đệ Nhị Thế Chiến bằng câu: "Chưa bao giờ trên chiến trường xung đột của loài người có quá nhiều người nợ một số quá ít người như thế."

Chúng ta có khả năng truyền đạt. Những tâm trí vĩ đại thời quá khứ mất nhiều công sức để thực hiện việc đó. Phải chăng những thất bại thời hiện tại chỉ dấu cho biết sự lười biếng, sự lãng tránh hoặc sự thiếu vắng các tâm trí vĩ đại? Vào lúc này, các tâm trí vĩ đại vẫn hiện hữu và chúng ta đều cảm thấy mãn nguyện rộn ràng khi bắt gặp họ. Nhưng hết thảy họ đều dùng chữ giản dị, trực tiếp và đầy thuyết phục.

Chúng ta có thể làm gì để sở đắc khả năng đó? Dưới đây là mấy bước rất giản dị để tiến đến mục đích đáng thèm muốn ấy.

????. Giữ tâm trí rộng mở. Khi gặp một chữ mới, bạn hãy nhìn thật kỹ câu văn trong đó có dùng chữ đó. Lúc đó, qua việc để ý tới ngữ cảnh, bạn có thể hình thành ý niệm tương đối chính xác về ý nghĩa của chữ đó. Một khi bạn đã cảnh giác chữ đó thì bạn sẽ nhận thấy mình thường xuyên để ý tới nó. Dần dà nó trở nên quen thuộc với bạn tới độ bạn nhận ra mình đang dùng nó một cách dễ dàng và tự nhiên.

????. Đọc nhiều bộ môn. Mỗi ngành học có một từ vựng đặc biệt. Bạn đọc về lãnh vực bạn quan tâm nhưng bạn đừng dừng lại trong đó. Bạn hãy đọc những khu vực chung quanh lãnh vực của bạn; đọc luôn cả những quan điểm đối lập. Việc đó tạo thêm nhiều lợi thế cho bạn: nó làm duổi dài tâm trí của bạn, mở rộng tư duy của bạn và luyện cho bạn khả năng tự mình diễn đạt. Nó cũng gia tăng từ vựng của bạn, giúp bạn nhận thức những sắc thái ý nghĩa mà trước đây bạn chưa cân nhắc tới.

????. Làm bạn với từ điển. Việc sử dụng cách riêng từ điển trong tự nó là một lối học rộng và thoáng. Từ điển dạy bạn viết chính tả đúng, phát âm đúng, gom các chữ thành nhóm chữ, những gì kỳ vọng vào chúng, bối cảnh từ nguyên, những gì chúng có thể cưu mang và những gì chúng không thể cưu mang.

Khi bạn tra ý nghĩa của một chữ thì hãy đọc hết tất cả những điều mà từ điển nói cho bạn biết về chữ đó. Kế đó nhìn lên những chữ phía trên nó và nhìn xuống những chữ phía dưới nó trong cùng một cột trang. Bằng cách ấy, bạn không chỉ làm quen với một chữ mà thông thường, còn làm quen với tất cả nhóm chữ đó, và bạn bắt đầu lập thành thói quen nhận ra chữ theo từng nhóm. Cũng thế, bạn hãy để ý tới tiếp đầu ngữ và tiếp vỉ ngữ dùng để cấu thành một chữ từ ngữ căn của nó và những biến đổi trong ý nghĩa hoặc những sắc thái ý nghĩa sở đắc nhờ việc tiếp thêm vào ngữ căn.

Chúng ta đều biết rằng đời sống ở bất cứ xứ sở nào cũng đều phong phú thêm bởi văn hoá của những người từ xứ sở khác đến sinh sống. Điều đó cũng đúng đối với chữ. Tiếng Anh giàu có về từ vựng một cách đáng kinh ngạc khiến nó có thể cung ứng đủ loại sắc thái ý nghĩa. [Trong tiếng Việt cũng thế. Có sự du nhập những chữ có gốc từ tiếng Hoa, Mã lai, Pháp, Mỹ, Cambodia...- ghi thêm của người dịch]. Có nhiều chữ do kiều dân mang vào, được niềm nở chào đón và trở thành ngôn ngữ của chúng ta vì sự chính xác khoa học hoặc sự phong phú văn hóa mà chúng mang theo trong mình. Những chữ ấy hòa nhập vào ngôn ngữ khi nhu cầu dùng chúng ngày càng cao, và chúng nổi bật khi ở vào vị trí nhất định vì chúng bộc lộ một mạo hiểm mới.

????. Đọc thơ. Dù viết thể loại nào đi nữa, bạn hãy đọc thơ. Vì thơ là kết tinh của ý tưởng nên nó dùng chữ theo lối đặc biệt. Bài thơ hay thì diễn tả ý nghĩ với số chữ tối thiểu và mỗi chữ chuyển tải trọn vẹn sức nặng của nó. Bạn cũng có thể học vô số điều về chữ và sự sử dụng chính xác chữ qua việc nghiên cứu bản thảo của những nhà văn lớn. Thí dụ bản thảo bôi đi xóa lại của Keats và Shelley là những tường trình về cách mỗi nhà thơ đẽo gọt câu thơ và đoạn thơ của mình, việc chọn lựa chữ và việc loại bỏ chữ, cho tới sau cùng đạt được sự diễn tả hoàn hảo.

Các nhà viết văn xuôi cũng làm y như vậy. Trên một trang bản thảo lem luốc của một truyện ngắn, Malcolm Lowry viết lui viết tới một câu sửa đi sửa lại mười sáu lần, phần nhiều mỗi lần chỉ khác nhau có một chữ. Đôi khi các nhà văn sau khi thí nghiệm lại hài lòng quay trở lại câu viết ra lần đầu vì nó là câu hay nhất.

Văn xuôi cũng có thể dùng các lối diễn đạt của thơ vì tính chất phong phú của chúng nhưng phải dùng một cách dè sẻn. Trong các lối đó có các phép điệp ngữ, ẩn dụ, so sánh và tượng trưng. Việc dùng phép điệp ngữ trong văn xuôi khiến nhà văn nghe có vẻ nôn nao và tự nhận thức, kể cả xúc động nữa. Phép này tốt nhất dành cho các nhà văn sao đi chép lại cho các đại lý quảng cáo. Phép ẩn dụ và phép so sánh có chỗ đứng trong văn xuôi nhằm đưa một nhãn quan mới mẻ vào cái đang được diễn tả hoặc đang được trình bày, hoặc để lập thành một sự so sánh hay một sự tương tự. Có thể dùng chúng trong đối thoại để thể hiện một hiệu quả đáng khao khát. Có những lối so sánh đã lổi thời như "nặng như chì", hoặc "nhanh như sóc" nhưng ta vẫn có thể dùng như những khuôn sáo để diễn tả một con người suy nghĩ theo lối mòn.

Việc dùng phép tượng trưng có thể làm sắc nét tác động của chữ được dùng để diễn tả nó. Tuy vậy, ta cần nhớ rằng biểu tượng thì không bao giờ là một lối diễn tả mở ra rồi khép lại ngay; nó luôn luôn đưa dẫn tới một cái gì đó. Bài thơ hoặc truyện ngắn không chỉ "có tính cách tượng trưng" - nó phải tượng trưng cho một cái gì đó.

Không quan trọng gì việc bạn dùng lối diễn đạt nào. Thành tố căn bản là chữ. Xây dựng từ vựng không có nghĩa là tom góp một danh sách thật dài những chữ nhiều âm tiết. Nó có nghĩa là hiểu chữ, đặc biệt những chữ chính xác và giản dị, và hiểu chúng cặn kẽ tới độ bạn có thể diễn tả ý nghĩ của bạn một cách rõ ràng và sáng sủa. Một số truyện ngắn hay nhất thế giới được viết bằng những chữ giản dị. Bạn hãy nghiên cứu câu chuyện đứa con trai hoang đàng trong Kinh thánh. Bạn hãy nghiên cứu các tác phẩm của những tác giả truyện ngắn vĩ đại, các nhà tiểu thuyết và các nhà tiểu luận vĩ đại. Các câu truyện ấy là những ghi chép đáng giá về nhiều điều: cốt truyện, xây dựng nhân vật, không khí truyện - toàn bộ những yếu tố cấu thành một tuyệt phẩm. Nhưng trên tất cả, chúng là những gương mẫu sáng chói về chức năng và sự sử dụng hứng thú các con chữ”.

(Tiểu luận “Đường bay của chữ” - tác giả Nguyễn Ước)

Xem thêm: NLXH 200 chữ: Thay đổi góc nhìn