Bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân của Gia Cát Lượng

Việc Gia Cát Lượng ở ẩn quan sát thời thế nhưng lại không ngừng kết giao với nhiều danh sĩ nổi tiếng chính là bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân.

Bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân của Gia Cát Lượng

Việc Gia Cát Lượng ở ẩn quan sát thời thế nhưng lại không ngừng kết giao với nhiều danh sĩ nổi tiếng chính là bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân.

Gia Cát Lượng được biết tới là mưu sĩ cốt cán của tập đoàn chính trị dưới tay Lưu Bị và cũng là vị Thừa tướng "dưới một người trên vạn người" của nhà Thục Hán sau này.

Trước khi đi theo phụng sự cho vị quân chủ họ Lưu, Gia Cát Khổng Minh từng có thời gian ở ẩn tại Long Trung. Trong giai đoạn đó, ông đã kết giao với nhiều danh sĩ nổi tiếng đương thời.

Đây cũng là một trong những lý do khiến tên tuổi của Khổng Minh dần trở nên nổi danh trong thiên hạ.Và thực chất mối cơ duyên của ông với nhà Thục Hán cũng bắt nguồn từ những lời giới thiệu, tiến cử của các danh sĩ thời bấy giờ.

Mặc dù được xem là một trong số ít những nhân tài có thể "an thiên hạ", nhưng Gia Cát Lượng không nương nhờ những thế lực vững chắc như Tào Ngụy hay Đông Ngô mà lại chọn Lưu Bị - một vị quân chủ từng chịu cảnh lép vế cả về tiếng tăm lẫn thực lực.

Thế nhưng thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, việc Khổng Minh lựa chọn phò tá Lưu Bị là một trong những quyết định sáng suốt nhất đời ông. Bởi lẽ khi đi theo vị quân chủ ấy, Gia Cát Lượng vừa có nhiều "đất diễn" để thi triển tài năng, lại vừa có được một đội ngũ cùng chung chí hướng.

Sự cống hiến của Khổng Minh đã đem tới cho Lưu Bị và Thục Hán những thành tựu trên cả mong đợi, còn bản thân vị mưu sĩ ấy cũng để lại tiếng thơm muôn đời.

Bài học rút ra:

Việc Gia Cát Lượng lựa chọn ở ẩn để quan sát thời thế, nhưng lại không ngừng kết giao với nhiều danh sĩ nổi tiếng chính là một bài học thâm thúy về nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân.

Người khôn ngoan thực sự sẽ không đem tài năng của mình đi rêu rao một cách bừa bãi. Thay vào đó, họ sẽ khôn khéo phô diễn năng lực cho những người có thể giúp mình quảng bá tên tuổi, từ đó gây dựng thanh thế của bản thân một cách tinh tế và khôn ngoan.

Câu chuyện Gia Cát Lượng lựa chọn minh chủ để phò tá cũng gửi tới cho giới trẻ ngày nay một kinh nghiệp khởi nghiệp vô cùng quý giá: Có đôi khi, việc lựa chọn gia nhập một công ty star – up mới khởi nghiệp sẽ đem tới cho ta nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến hơn là tìm cách chen chân vào những tập đoàn lớn.

Gia Cát Lượng (181 - 234) biểu tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long, là thừa tướng, khai quốc công thần, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự, nhà giáo dục và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Quý Hán (Thục Hán) thời Tam Quốc. 

Gia Cát Lượng tài trí hơn người. Ông phò tá Lưu Bị gây dựng nhà Thục Hán, hình thành thế chân vạc Tam quốc, liên minh Thục - Ngô chống Ngụy.

Gia Cát Lượng được cho là một trong những chiếc lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất trong thời đại của ông. Ông được so sánh với các chiến lược gia đại tài khác của Trung Quốc là Tôn Tử. Song 5 chiến dịch đánh Tào Ngụy do ông phát động đều không thành công, cuối cùng ông bị bệnh mất ở doanh trại.

Bên cạnh tài năng hơn người, ông còn nổi tiếng với tấm lòng tận trung báo quốc. Con trai và cháu nội của ông cũng kế thừa chí nguyện bảo vệ nhà Hán của ông và đã anh dũng tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ, tạo nên tấm gương "Trung nghĩa truyền gia thế vô song, Ba đời trung liệt chiếu sử xanh" nổi tiếng lịch sử của nhà Gia Cát. 

Gia Cát Lượng cũng là vị quan văn duy nhất thời Tam Quốc được thờ tại Đế vương miếu (được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ phụng 40 vị quan văn được đánh giá là tài năng, tận trung qua các triều đại). 

Hình tượng của ông được dân gian ca tụng qua những câu chuyện lưu truyền suốt cả nghìn năm, về sau được La Quán Trung tiểu thuyết hóa và càng trở nên nổi tiếng qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" - một trong Tứ đại kỳ thư của văn học Trung Hoa. Trong tác phẩm này, Gia Cát Lượng được mô tả là một vị thừa tướng tài đức song toàn với tài năng "xuất quỷ nhập thần", đoán mưu lập kế như thần, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, là biểu tượng của lòng trung nghĩa và trí tuệ anh minh (Tuyệt nhân là Lưu Bị, tuyệt gian là Tào Tháo, tuyệt trí là Khổng Minh).

Xem thêm: Gia Cát Lượng và 5 nhân vật lớn thời Tam Quốc chết vì chữ "QUÁ"