Thấm thía lời Phật dạy: Tâm tốt miệng tốt, phúc đức truyền đời

Phật dạy: "Tâm tốt miệng tốt, phúc đức truyền đời", ý nói lời nói từ miệng phải từ tâm mới giữ được hồng đức vô lượng.

Thấm thía lời Phật dạy: Tâm tốt miệng tốt, phúc đức truyền đời

Phật dạy: "Tâm tốt miệng tốt, phúc đức truyền đời", ý nói lời nói từ miệng phải từ tâm mới giữ được hồng đức vô lượng.

Phúc đức từ đâu mà có?

Theo đạo Phật, không có gì là sự may mắn ngẫu nhiên. Nếu có, thì sao giải thích được là may mắn đến với người này mà không đến với người kia. Cũng không thể nói là từ ông bà cha mẹ tổ tiên cho mình, bởi nhìn cuộc đời của họ cũng có nhiều khốn khổ, bất hạnh.

Phúc đức suy cho cùng là do chính bản thân mình tích tụ từ bao đời. Nó như một cái mền bông khổng lồ bao bọc lấy mình khi hoạn nạn ập tới trong cuộc đời, như thuyền to giữa biển, như áo lạnh cực tốt giữa cơn bão tuyết.. hay áo giáp sắt che kín thân trước cung tên giáo mác đạn dược đang phóng tứ tung.

Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước

Tuy nhiên, chiếc "áo giáp" vạn năng này không thể cầu mà có, mà phải do chính mình tạo nên. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước. Giống như kiến thức phải học mới có, sự no bụng phải ăn mới được chứ không thể cầu xin phép lạ từ ai. Một việc làm như vậy dẫu nhỏ bé đến mấy cũng sinh phước, còn chỉ nhắm cho lợi ích bản thân thì dẫu tốn kém bao nhiêu cũng không mảy may sinh ra chút phước nào.

Nhẫn nhịn tốt được phúc đức

Một điều nhịn, chín điều lành, ý nói người khác nhục mạ bạn, cũng đừng phản bác lại mà giữ tâm lành. Phật dạy rằng, làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình. Một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác. Ngược lại, người có tâm nhẫn nại có thể liên tục nhận phúc đức, dựa như liên tục "thu tiền".

Ác với người cũng là chà đạp, lăng mạ chính mình. Đối xử ác với người khác, người bị hại chỉ chịu 3 phần, còn người nói bị chịu tới 7 phần. Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí tuệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người.

Không chịu nhận lỗi là sai lầm

Dám nhận lỗi không phải là hèn nhát, trái lại đó là sự dũng cảm, là một phẩm chất tốt. Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người quen, thậm chí cả là người không quen. Đó cũng có thể là con cái, cháu chắt hay với ai đó đối xử không tốt với mình. Khi làm vậy, bạn sẽ nhận ra mình chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy sự độ lượng của mình.

Biết ơn trong lòng

Tâm còn oán hận, không những không thể tiêu nghiệp, ta còn làm cho nghiệp tăng lên

Mặc cho người khác nhục mạ, phỉ báng hay hãm hại bạn, bạn vẫn nên dùng tâm lành để đối đãi với họ. Lời Phật dạy có thể hiểu rằng, sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này.

Sau cùng, đừng để cho tâm oán nổi lên mà rước phiền não vào người. Tâm còn oán hận, không những không thể tiêu nghiệp, ta còn làm cho nghiệp tăng lên.

Con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa

Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Thất tình là “Thích, phẫn nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục”. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi. Chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại.

Người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, không tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.

Theo Vietnamnet

Xem thêm: Phật dạy: "Đời người vô thường, tình cảm cũng vô thường", vậy là sao?