Tam Pháp Ấn là gì? Tam Pháp Ấn gồm những pháp ấn gì?

Tam Pháp Ấn là ba dấu ấn mang tính pháp định, bao gồm vô thường, khổ, vô ngã, là ấn chứng để chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp đạo Phật.

Tam Pháp Ấn là gì? Tam Pháp Ấn gồm những pháp ấn gì?

Tam Pháp Ấn là ba dấu ấn mang tính pháp định, bao gồm vô thường, khổ, vô ngã, là ấn chứng để chứng nhận tính xác thực của Chánh pháp đạo Phật.

Tam Pháp Ấn là gì?

Tam pháp ấn là ba dấu ấn quan trọng mang tính pháp định, bao gồm vô thường, khổ, vô ngã. Đó là ba dấu ấn dùng để ấn chứng, chứng nhận tính xác thực Chánh pháp. Giáo lý đạo Phật tất yếu đều mang các pháp ấn, nếu thiếu một trong Tam Pháp Ấn thì chắc chắn không phải là lời Phật dạy, không phải là Chánh pháp.

Tam pháp ấn là ba dấu ấn quan trọng mang tính pháp định, bao gồm vô thường, khổ, vô ngã.

Tam pháp ấn chính là khuôn mẫu, thước đo của giáo lý nhà Phật, để đảm bảo tư duy, ngôn thuyết, diễn giải và thực hành của Phật tử đều đúng Chánh pháp.

Vì tính chất quan trọng ấy mà Tam pháp ấn luôn xuất hiện trong hầu hết kinh điển Phật giáo, dù là Kinh tạng Nam tông hay Bắc tông. Trong Kinh Tương Ưng II, Tương Ưng Ràhula, Đức Phật từng dạy Tôn giả La Hầu La rằng:

"Này Ràhula, mắt, tai...; sắc, thanh...; sắc, thọ... và thức là thường hay vô thường?

Là vô thường, bạch Thế Tôn (Vô thường).

Cái gì là vô thường là khổ hay vui?

Là khổ, bạch Thế Tôn (Khổ).

Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu xem cái ấy: Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi?

Thưa không, bạch Thế Tôn (Vô ngã).

Vô thường, khổ và vô ngã chính là định thức chuẩn mực, tổng quát của cả Tam pháp ấn và Tứ pháp ấn.

Đức Phật cũng dạy về Tứ pháp ấn bao gồm vô thường, khổ, vô ngã và Niết bàn, hoặc là vô thường, khổ, vô ngã và Không. Dù vậy, đó là sự mở rộng, triển khai yếu tố vô ngã trong Tam pháp ấn, bởi lẽ Niết bàn cũng tựa như vô ngã và Không cũng chỉ là cách nhìn khác về duyên khởi. Mọi pháp đều do nhân duyên mà thành, vậy nên chúng đều vô ngã. Vô thường, khổ và vô ngã chính là định thức chuẩn mực, tổng quát của cả Tam pháp ấn và Tứ pháp ấn.

Tam Pháp Ấn gồm những pháp ấn nào?

Pháp ấn thứ nhất là Vô thường

Pháp ấn thứ nhất là Vô thường, trong tiếng Phạn là Anitya, ám chỉ sự biến chuyển, luân chuyển, không cố định, vĩnh cửu. Mọi sự mọi vật trên đời đều vô thường, tức là không bao giờ sự vật đứng yên hay đồng nhất bất biến mà luôn chuyển động. Không chỉ thế giới vật chất mà thế giới tâm lý cũng hiện hữu vô thường.

Theo đạo Phật, con người là hợp thể của 5 uẩn gồm sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó, Sắc uẩn là phần vật chất, là thể xác, là thân căn; còn Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn là phần tinh thần. Năm uẩn hay danh sắc luôn trong trạng thái biến đổi vạn trạng, như một dòng sống chảy mãi không ngừng. 

Mọi sự mọi vật trên đời đều vô thường, tức là không bao giờ sự vật đứng yên hay đồng nhất bất biến mà luôn chuyển động.

Ngay cả với thân thể con người, khi nhìn thật sâu vào bản chất, ta nhận thấy thực ra đó chỉ là trạm trung chuyển của 4 yếu tố: đất lửa khí nước. Những yếu tố ấy từ ngoài đi vào thân, rồi lại đi ra và vòng lại, cứ thế tạo thành vòng tròn luân chuyển bất tận, nhờ vậy mà thân thể được nuôi dưỡng, trưởng thành rồi già đi, sau đó lại hoàn trả về cho tứ đại. Con người không điều khiển được những yếu tố này, đa phần là mất tự chủ, do đó sinh lão bệnh tử của sắc thân chỉ như mây bay, gió thoảng.

Tâm lý con người cũng vậy, có thể giây này ta nghĩ thế kia, phút sau lại nghĩ kiểu khác, luôn chuyển biến thay đổi trong từng sát na. Tâm thức con người chứa đựng muôn vàn ý niệm, tuôn trào cuồn cuộn như thác lũ, dù là vui buồn, ghét hận ra sao thì chúng luôn hiện khởi, vận hành trong tâm thức.

Thế nhưng, vô thường chính là chân lý để sự sống tồn tại và phát triển. Bởi có vô thường nên hạt giống mới nảy mầm thành cây lúa, rồi tựu thành những hạt gạo trắng. Nhờ vô thường mà thân thể con người sinh ra và lớn lên rồi già đi, cứ như vậy hình thành một vòng cuộc đời. Có vô thường, ta mới có thể chuyển hóa và tận trừ các tập thường tham sân si đang nép ẩn, mới đem lại nhận thức đúng đắn và tuệ giác cho con người. Vô thường chính là một phần của Tam pháp ấn, là khuôn dấu của Chánh pháp, giáo lý nào không có vô thường thì không phải là Phật pháp.

Pháp ấn thứ hai là Khổ

Tam pháp ấn thứ hai chính là Khổ, theo tiếng Pàli là Dukkha, tức là cảm giác khổ đau, khó chịu, bức bách. Khổ trong tiếng Trung còn có nghĩa là đắng, tức là vạn sự trên đời đều chứa đựng đắng cay. 

Khổ đau vốn không phải là điều gì xa lạ, mà được thể hiện qua tám phương diện là: Sanh là khổ; Già là khổ; Bệnh là khổ; Chết là khổ; Sống chung với người mình không thích là khổ; Chia lìa người ta thân yêu là khổ; Cầu mong mà không được là khổ; Ngũ uẩn là khổ.

Khổ đau vốn không phải là điều gì xa lạ, mà được thể hiện qua tám phương diện là: Sanh là khổ; Già là khổ; Bệnh là khổ; Chết là khổ; Sống chung với người mình không thích là khổ; Chia lìa người ta thân yêu là khổ; Cầu mong mà không được là khổ; Ngũ uẩn là khổ. Sự thật về pháp ấn này đã được Đức Phật dạy 5 vị đệ tử trong pháp thoại đầu tiên ở Kinh Chuyển Pháp Luân. 3 loại của khổ là Khổ khổ, Hoại khổ và Hành khổ.

Khổ khổ tức là các cảm giác khó chịu, là khổ thọ. Những cảm giác thống khổ, đau đớn từ thân căn tới tinh thần, tâm sinh lý đều là khổ thọ.

Hoại khổ là sự thay đổi, tiêu hoại mà tạo ra khổ. Tức là những gì biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, biến hoại theo chiều hướng xấu khiến con người bất an, phiền não là hoại khổ.

Hành khổ là mọi pháp do nhân duyện tạo đều vô thường, sinh diệt trong từng sát na, do đó tạo ra khổ. Vạn sự trên đời đều do nhân duyên mà thành, do đó đều phải chịu sự ảnh hưởng và tác động của vô thường. Vì vô thường mà dẫn đến khổ, trong các hành đều ẩn chứa mầm mống của khổ, đó chính là hành khổ.

Mọi khổ đau đền từ tâm bất an và vô minh ái dục mà thành. Dù vô thường chính là căn nguyên của đau khổ, nhưng nguyên nhân chính của khổ là vì nhận thức và thái độ sống của con người, khi tích cực khi tiêu cực. Những nhận thức sai lạc về trường tồn vĩnh cửu, nghĩ rằng vô thường là thường tại là thứ sinh ra khổ đau, phiền não.

Do đó, con người cần phải nhận diện khổ đau, vừa là cách để chấp nhận, vừa là cách để tìm ra nguyên nhân và phương pháp để diệt khổ. Khi nhận ra được pháp ấn này thì các chân lý khác sẽ hiện ra. Ta chỉ giải thoát khỏi khổ khi ta nhận thức được rằng ta đang khổ, còn nếu mãi ảo tưởng về cuộc đời hạnh phúc, viên mãn thì không thể nào vượt qua được. 

Can đảm nhìn thẳng vào sự thật, nhận thức được khổ đau để giải quyết chính là đạo lý căn bản, phương châm tu tập trong nhà Phật. Kinh điển Phật giáo không ngoài khổ và diệt khổ, do đó, khổ chính là khuôn dấu của Chánh pháp.

Pháp ấn thứ ba là Vô ngã

Vô ngã (Anatma) chính là pháp ấn sau cùng trong Tam pháp ấn và là giáo lý đặc thù nhà Phật. Đó là hệ quả của một quá trình quan sát sâu sắc nguyên lý duyên khởi, nhận ra rằng ngoài sự vận động thì bản chất sự vật luôn không đồng nhất, không có tính chủ thể, bất biến mà là do nhân duyên kết hợp, tương tác mà thành. Bởi vậy, Đức Phật mới dạy rằng: "Các pháp vô ngã".

Bản chất của ngũ uẩn là tính Không, là không chủ thể, không đồng nhất, vô ngã.

Chẳng hạn, chiếc lá vàng rơi không chỉ là chiếc lá, mà được tạo thành từ nhiều yếu tố bên ngoài chiếc lá, đó là khoáng chất đất nuôi dưỡng cây mà sinh lá, là ánh nắng, là nước mưa,... Từ chiếc lá xanh, vì vô thường mà chuyển vàng, nhưng du lá xanh hay vàng thì bản chất vẫn là do những yếu tố không phải cái lá tạo thành (duyên khởi), bởi thế nên chiếc là là vô ngã.

Trong bài pháp thứ hai tại Lộc Uyển, Đức Phật dạy tính vô ngã của ngũ uẩn rằng: "Này các Tỷ kheo, sắc này là vô ngã. Này các Tỷ kheo, nếu trong sắc có ngã như vậy, sắc không phải chịu đau khổ và ta có thể ra lệnh 'sắc phải như thế này hay sắc phải như thế kia”. Nhưng vì sắc không có ngã, nên sắc này còn phải chịu khổ đau và không thể có trường hợp (ra lệnh) 'sắc này phải như thế này hay sắc này phải như thế kia'"...

Bản chất của ngũ uẩn là tính Không, là không chủ thể, không đồng nhất, vô ngã. Vì nghiệp lực con người mà ta thường lầm tưởng năm uẩn là hữu thể đồng nhất, hay tồn tại linh hồn bất tử, bất biến. Vì mê muội về cái ngã, cái tôi giả tạo mà con người sinh ra tham sân si, mê đắm, bảo thủ về những gì thuộc về năm uẩn (tức là cái của tôi).

Mọi vật sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na, sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của nhân duyên và sinh lão bệnh tử mà thành. Hình thành, tồn tại, hư hoại, tiêu hủy chính là sự thật, là bản chất của mọi chúng sinh.

Mọi vật sinh diệt, chuyển biến trong từng sát na, sinh thành và hoại diệt của năm uẩn là kết quả của nhân duyên và sinh lão bệnh tử mà thành.

Vì con người không nhận thức được vô ngã nên đã chấp thủ, phát sinh tham ái, và đó cũng là cội nguồn của khổ đau. Pháp ấn vô ngã chính là dấu ấn xác quyết pháp định Chánh pháp, cũng là đặc thù của giáo lý đạo Phật. Vì thế, Vô ngã chính là pháp ấn thứ ba trong Tam pháp ấn.