Lời cảnh tỉnh sâu sắc cho cha mẹ từ thầy giáo già: Tôi hối hận vì đã nuôi dạy con quá ưu tú

Thầy giáo già bị ốm nặng, con cái bỏ rơi, cuối đời đau đớn nói: "Tôi hối hận vì đã nuôi dạy con quá ưu tú".

Lời cảnh tỉnh sâu sắc cho cha mẹ từ thầy giáo già: Tôi hối hận vì đã nuôi dạy con quá ưu tú

Thầy giáo già bị ốm nặng, con cái bỏ rơi, cuối đời đau đớn nói: "Tôi hối hận vì đã nuôi dạy con quá ưu tú".

Hồ Sơn là thầy giáo già đã về hưu, trước nay luôn dạy con cái vô cùng nghiêm khắc. Phong là con trai duy nhất, ông luôn bắt con trai phải dành toàn bộ thời gian để ôn tập, giải đề, không được vui chơi, giải trí. 

Từ nhỏ đến lớn Phong luôn là "con nhà người ta" trong mắt mọi người, khiến vợ chồng ông Sơn rất hài lòng. Thế nhưng, tôi chưa bao giờ thấy thằng bé nở nụ cười. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, chàng trai tự xin học bổng sang Đức du học, đi làm rồi không về nhà nữa kể từ ấy.

Ông Sơn tuy khó tính nhưng vẫn rất thương con, sợ nó thiếu thốn nên đã bán đất gửi tiền qua cho thằng bé. Thế nhưng, thật không ngờ thằng bé tự ý kết hôn đã hai năm vẫn chẳng thấy mời hay thông báo với vợ chồng ông Sơn một lời. Nó luôn bảo bản thân có thể tự xử lý việc của mình, không cần vợ chồng ông Sơn phải bận tâm.

Gần đây, ông phát hiện ra bản thân mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Biết chuyện, tôi liền lén gọi điện cho cậu con trai, nói rằng anh nên về mà đưa bố đi khám. Thế nhưng, chàng trai nghe xong chỉ im lặng, lát sao bảo mình rất bận không thể về rồi cúp máy. Sau đó, anh chuyển tiền cho tôi, rồi nhắn tin nhờ tôi chăm sóc ông Sơn giúp nó. Hoặc nếu tôi bận có thể mướn một y tá trong bệnh viện chăm sóc cho ông ấy.

Không chỉ ông Sơn mà đây cũng chính là sai lầm trong cách giáo dục của nhiều bậc phụ huynh ở Việt Nam hiện nay. Họ chỉ xem trọng thành tích và điểm số mà quên mất việc giữ sự ngây thơ, vui vẻ, đơn thuần đúng tuổi cho một đứa trẻ, để nó phát triển khỏe mạnh bình thường.

Thế rồi, thầy giáo già cũng qua đời, nhưng không chờ được con trai trở về. Trước lúc mất, ông chỉ kịp ân hận nói một câu: “Tôi hối hận vì đã nuôi dạy con quá ưu tú” rồi cứ thế ra đi.

Thực tế, cái sự ưu tú đó chỉ là ước vọng của ông, nhưng không phải mong muốn của con trai. Ông Sơn là một người thầy tốt, giúp đỡ được rất nhiều học sinh nghèo hiếu học. Thế nhưng, vì cách giáo dục con sai lầm để rồi đến cuối đời lại mất đi trong sự ân hận, hối tiếc…

Thế mới nói, dạy dỗ con cái khi chúng còn nhỏ là trách nhiệm quan trọng của cha mẹ. Cách dạy sai không chỉ khiến chúng mất đi ước mơ, tính cách hoạt bát vốn có của mình mà còn làm chúng dễ mắc bệnh tâm lý, trở thành người vô cảm sau này. Tôi hiểu cảm giác của ông Sơn, một người khi già rồi tiền cũng giống như giấy vụn, cái người ta sợ nhất chỉ là cô đơn mà thôi!

Dẫu sao, anh con trai cũng có điểm sai sót. Cha mẹ dù sao cũng có công nuôi dưỡng, chăm sóc anh thành tài, sau cùng vẫn là yêu thương và muốn anh có tương lai xán lạn. Khi tôi còn nhỏ cũng thường hay trách cha mẹ sao không hiểu mình, nhưng lớn rồi mới biết người trưởng thành có quá nhiều gáпh nặng và áp lực khiến họ gục ngã.

Con người vốn chẳng ai thập toàn thập mỹ, có duyên trở thành một gia đình thật chẳng dễ dàng gì. Mong rằng mỗi người trong chúng ta đối với cha mẹ đều là những người con hiếu thảo. Còn cha mẹ đối với con cái đều là những người biết lắng nghe và thấu hiểu.

Tổng hợp

Xem thêm: Châm ngôn sống sâu sắc của cụ già dành cả đời đúc kết: Muốn con khôn lớn, cha mẹ nên học hỏi