Cha mẹ nên nắm chắc nghệ thuật dạy con chấp nhận từ "Không": Đừng để con nghĩ cái gì muốn cũng được

Nói "không" với con là một phần quan trọng trong dạy con mà cha mẹ lưu ý, giúp trẻ đối phó với sự thất vọng cũng như đối mặt nguy hiểm.

Cha mẹ nên nắm chắc nghệ thuật dạy con chấp nhận từ "Không": Đừng để con nghĩ cái gì muốn cũng được

Nói "không" với con là một phần quan trọng trong dạy con mà cha mẹ lưu ý, giúp trẻ đối phó với sự thất vọng cũng như đối mặt nguy hiểm.

Rất nhiều người trong số chúng ta không biết cách nói "không" khi gặp vấn đề mình khó chịu hay không muốn làm. Thực ra điều này là do cha mẹ không dạy con từ sớm, khiến đứa trẻ bị sốc khi trưởng thành. Để dạy con chấp nhận câu trả lời "Không", các bậc cha mẹ nên lưu ý những điều sau.

Thiết lập sức mạnh

Cha mẹ thiết lập quyền lực của mình bằng cách đặt ra và thực thi các giới hạn với trẻ từ thời thơ ấu. Bạn càng sớm thiết lập quyền hạn nhất quán của mình một cách chắc chắn, con bạn càng dễ dàng học được rằng "Không" có nghĩa là không.

Nếu bạn nhượng bộ những cơn giận dữ của con từ khi chúng còn nhỏ, điều đó có nghĩa bạn đang huấn luyện chúng thách thức quyền lực của mình, thậm chí nhượng bộ khi chúng hành động. Sau này, chúng sẽ tìm cách chống lại bạn.

Nghe con nói

Theo Camilla Miller, chuyên gia nuôi dạy con cái tại Mỹ, trẻ trở nên nổi loạn, không chịu nghe theo người lớn bắt nguồn từ việc cha mẹ không chịu lắng nghe con. Do đó, thay vì tức giận và áp đặt, cha mẹ nên ngồi xuống lắng nghe lý do tại sao con không chấp nhận sự cự tuyệt. Bằng cách hiểu con, cha mẹ có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn.

Hãy nhớ rằng quá nghiêm khắc với con, về lâu dài, có thể phản tác dụng. Vì vậy, nên cho con một chút không gian và thời gian để chúng tự nhận ra giới hạn.

Có giải pháp thay thế

Một cách để xoa dịu tình huống khó chịu là đưa ra cho con bạn một giải pháp thay thế có giá trị tương đương. Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế nên được loại bỏ ngay lập tức nếu con bạn cũng cáu giận với điều đó.

Không góp phần vào trận hò hét

Khi trẻ yêu cầu bạn giải thích về việc từ chối, chúng sẽ có thể la hét, khóc lóc, tức giận. Nếu bạn cũng hét lên để duy trì quyền lực, bạn đã sai lầm. Hét lại với con bạn chỉ đưa bạn đến ngang hàng với chúng, do đó hoàn toàn phủ nhận quyền lực của mình, với tư cách là người lớn. Bạn nên kiềm chế và bình tĩnh xử lý tình huống.

Bỏ đi

Trẻ cần bạn giải thích mọi thứ một cách hợp lý nhưng sau khi bạn giải thích xong, việc tiếp tục giải thích để trẻ hiểu là không cần thiết và không hiệu quả. Bạn là người lớn và điều tốt nhất bạn có thể làm khi con vẫn tiếp tục cãi là nói với giọng kiên quyết: "Mẹ/bố sẽ không thảo luận thêm về vấn đề này nữa". Ngay sau đó, nên quay lưng bước đi.

Điều quan trọng: Đừng quay lại và đáp lời với bất kỳ lời nói tiêu cực nào của trẻ. Điều đó sẽ chỉ cho con bạn cơ hội để đòi hỏi. Nên kiên trì và kiệm lời để giữ quyền lực và các giới hạn bạn đặt ra mà trẻ buộc phải tôn trọng.

Không nhất thiết luôn phải là bạn của con

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một mối quan hệ phức tạp suốt đời. Vì vậy, hãy tập trung vào vai trò thiết yếu trong công việc của bạn với tư cách cha mẹ là dạy dỗ, huấn luyện con bạn và đặt ra các giới hạn. Hãy nhớ rằng, con bạn có bạn bè. Cái chúng cần là cha mẹ đặt ra ranh giới và dạy chúng sự khác biệt giữa đúng và sai.

Giúp con hiểu các quy tắc sau khi đã bình tĩnh

Không có ích gì khi cố gắng giải thích mọi thứ cho con trong lúc bé đang nổi cơn thịnh nộ. Thời gian để huấn luyện hành vi và hậu quả của con là khi trẻ đã bình tĩnh và vui vẻ. Hãy ngồi xuống và nói với con bạn: "Khi mẹ/bố nói "Không" có nghĩa là không".

Trước tiên, hãy tập giúp con bạn chấp nhận sự từ chối trong một bối cảnh ít cảm xúc hơn, với những thứ không quan trọng lắm thay vì áp đặt đột ngột bằng thứ mà chúng yêu thích. Bạn cũng cần đưa ra các lựa chọn thay thế để cho con biết rằng chúng vẫn còn những lựa chọn khác.

Theo VnExpress

Xem thêm: Giáo sư Harvard chỉ ra 3 thói quen kỳ quặc ở trẻ lại là biểu hiện của sự thông minh bất ngờ: Cha mẹ lưu ý!