Cuộc đời một đứa trẻ có 8 năm "vàng ngọc", cha mẹ sớm nắm bắt mà bồi dưỡng thì con lớn lên khôn ngoan

Nắm được quy luật phát triển tâm lý của đứa trẻ trong 8 năm "vàng ngọc", cha mẹ có thể bồi dưỡng để con lớn lên khôn ngoan.

Cuộc đời một đứa trẻ có 8 năm "vàng ngọc", cha mẹ sớm nắm bắt mà bồi dưỡng thì con lớn lên khôn ngoan

Nắm được quy luật phát triển tâm lý của đứa trẻ trong 8 năm "vàng ngọc", cha mẹ có thể bồi dưỡng để con lớn lên khôn ngoan.

Việc tìm hiểu về các quy luật phát triển tâm lý của trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của các nhà tâm lý học mà còn là nhiệm vụ của cha mẹ, thầy cô và của toàn xã hội. Các chuyên gia đã chỉ ra 8 năm "vàng ngọc" trong cuộc đời đứa trẻ, cha mẹ đặc biệt nên lưu ý:

1 tuổi - Nuôi dưỡng sự an toàn

Khi con mới được 1 tuổi, cha mẹ hãy tập trung chơi đùa với con. Bạn không cần phải tuân theo các kiến thức nuôi dạy con sáo rỗng nào cả. Hãy làm sao để bé biết rằng mình được yêu thương hết mực, luôn có người giúp đỡ, chăm nom.

Trẻ em trong giai đoạn sơ sinh và chập chững biết đi hàng ngày cũng phải đối mặt với những thất bại và khó khăn. Trẻ đặc biệt thích ai đó xung quanh, chú ý đến hành vi của mình, làm cho trẻ vui vẻ, để trẻ cảm thấy an toàn và lớn lên thuận lợi. Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn bao dung, nuôi dưỡng cảm giác tin tưởng của con.

2 tuổi - Phát triển khiếu hài hước

Hài hước mang sức mạnh của sự lạc quan, giúp đứa trẻ vui tươi, hạnh phúc. Dưới góc độ tâm lý, khiếu hài hước là một phẩm chất nhân cách bé cần được học hỏi, rèn luyện từ nhỏ chứ không phải tự nhiên có.

Cha mẹ có thể cho con xem các bộ phim hài hoặc đọc truyện vui trước khi đi ngủ. 2 tuổi trở đi là thời điểm tốt nhất để trau dồi khiếu hài hước của trẻ, bởi đây là thời điểm bé bắt đầu hòa nhập với đám đông.

3 tuổi - Ươm mầm sáng tạo

3 tuổi là độ tuổi em bé bắt đầu tò mò, hích khám phá. Khả năng sáng tạo cần có môi trường thích hợp và cơ hội khơi gợi hứng thú thì tiềm năng của trẻ sẽ được phát huy tối đa. 

Cha mẹ có thể trau dồi khả năng sáng tạo của trẻ bằng cách để trẻ vẽ tranh bằng bút chì màu, nhào bùn. Hãy cắt những bức tranh và để con nghĩ ra những câu chuyện dựa trên những gợi ý đó.

4 tuổi - Phát triển ngôn ngữ

Ở độ tuổi này, những đứa trẻ bắt đầu bibo tập nói. Đừng cười nhạo khi bé nói sai, nói lắp, bởi điều đó sẽ khiến trẻ lo lắng, rụt rè.

4 tuổi cũng là độ tuổi thích đặt câu hỏi. Trẻ có vô số câu hỏi "tại sao", một số thì háo hức muốn biết những điều mới hoặc tán gẫu vô nghĩa. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất của trẻ là tìm kiếm kiến thức, vì vậy hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu đó.

5 tuổi - Bồi dưỡng mối quan hệ gia đình

Trẻ 5 tuổi bắt đầu có thể kiểm soát hành vi của mình, làm những gì mình muốn và hòa đồng với người khác. Ở giai đoạn này, bé rất yếu thương mẹ, đặc biệt muốn khiến mẹ vui vẻ. Vì thế, ở thời điểm này, mẹ nên khen ngợi và ủng hộ bé.

Hãy lắng nghe trẻ chia sẻ, hiểu những cảm xúc của trẻ, sẵn sàng bày tỏ tình cảm dành cho bé bằng những lời nói, hành động phù hợp. Điều này sẽ giúp xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ và con cái trong gia đình.

6 tuổi - Mâu thuẫn nội tâm

Đứa trẻ 6 tuổi bắt đầu có sự trưởng thành và độc lập hơn, cũng là đến tuổi đi học. Bé thường bướng bỉnh, muốn làm theo ý mình, thích thể hiện cái tôi cá nhân. Thậm chí, để bảo vệ quan điểm cá nhân, bé bắt đầu "cãi" lại người lớn.

Trong thời gian này, cha mẹ cần giải thích rõ cho bé những vấn để trên tránh để bé tiêu cực, ít nói thì sẽ rất khó khăn để nắm bắt tâm lý và suy nghĩ của bé. Đồng thời cần cần điều chỉnh, lắng nghe và quan sát thật kỹ.

7 tuổi - Phát triển tư duy trừu tượng

Trẻ 7 tuổi thường coi mình là trung tâm của thế giới và bất cứ thứ gì chuyển động đều có sự sống. Bé cũng hiểu rằng sự xuất hiện của một số sự vật có liên quan đến mong muốn của mình: "Tôi muốn mưa thì trời sẽ mưa", thậm chí bé còn tin rằng các vật thể, hiện tượng tự nhiên đều có cảm xúc và suy nghĩ như con người; có phép thần thông để nhìn thấy nhiều thứ.

Sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trẻ nhìn thấy cả sự giống nhau giữa các đồ vật và sự khác biệt giữa chúng. Trẻ có thể hiểu rằng việc thay đổi hình dạng của vật chứa không gây ra sự thay đổi về lượng và bắt đầu hiểu ý nghĩa của lượng. Đây chính là nền móng cho sự phát triển tư duy trong tương lai trẻ, vì thế, cha mẹ nên lưu ý để bồi đắp.

8 tuổi - Trau dồi sự nhạy bén

Khi đứa trẻ lên 8 tuổi, chúng bắt đầu suy nghĩ nhạy bén hơn, tư duy và ngôn ngữ dần hoàn thiện. Ở thời điểm này, trẻ đã phân biệt được mộng tưởng và thực tế.

Tâm lý của trẻ thường muốn biết điều gì đúng điều gì sai, điều này khiến trẻ phải suy nghĩ và thường gặp lo lắng, bất an. Vì vậy, hãy cố gắng giúp trẻ vui vẻ, đáp ứng nhu cầu của trẻ. Tất cả trẻ em cần được yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, thông cảm và có giá trị để được hạnh phúc.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem thêm: Được hỏi dạy con khôn lớn thế nào, nhà giáo dục đáp: "Một đứa trẻ cần đường, canxi và muối để lớn lên"